(Ngày 21 - 1 – 2007)
Kính gửi: Chơn Thành,
Kính thưa quý Thầy! Nếu giảng viên là cư sĩ nữ chưa có pháp danh thì học viên gọi là CÔ và xưng pháp danh.
Ví dụ: Thưa CÔ, Liễu Hạnh xin thưa hỏi.
Nếu giảng viên là cư sĩ nam chưa có pháp danh thì học viên gọi là THẦY và xưng pháp danh.
Ví dụ: Thưa THẦY, Liễu Hạnh xin thưa hỏi.
Làm giảng viên phải bền chí nhẫn nại xem xét đức hạnh và sự học tập của từng học viên, nếu trả lời đúng chủ đề bài học thì 10 điểm, nửa đúng nửa sai cho 5 điểm, lạc đề cho không điểm. Khi tổng kết sổ học tập 10 điểm là điểm ưu, dưới 10 điểm là điểm trung bình; dưới 5 điểm là điểm kém. Về phần thực hành đạo đức hiếu sinh con xét tu sinh qua đức hiếu sinh nghịch chiều, nghĩa là tu sinh nào còn tham, sân, si, mạn, nghi là chưa áp dụng thực hành đức hiếu sinh, nên lộ ra thân hành, khẩu hành thì cho điểm kém, còn ở trong ý hành thì cho điểm trung bình; còn thân, khẩu, ý đều thực hiện lòng yêu thương tức là ý suy nghĩ đúng chủ đề, trả lời đúng chủ đề, làm bài đúng chủ đề và trong thực hành sống đúng thân hành khẩu hành ý hành như bài đã học thì cho điểm ưu.
Lớp đạo đức hiếu sinh mãn khoá thì giảng viên báo cho tu sinh biết để tu sinh nào được lên lớp ĐỨC LY THAM TỪ BỎ LẤY CỦA KHÔNG CHO tức là học GIỚI THỨ HAI người nào ở lại lớp cũ vì điểm quá kém.
Khi cho lên lớp hay ở lại lớp đều căn cứ vào sổ điểm bài làm và thực hành qua đời sống của tu sinh.
Thăm và chúc con tu tập giữ gìn giới luật đức hạnh xả tâm tốt.
Thầy của con