Kính gửi: Chơn Thành
I/ Giảng viên phải lưu ý: khi cho điểm về bài học thì không công bố cho học viên biết, trừ ra bài làm chấm điểm phải trả lại cho học viên và ghi điểm vào sổ, do đó học viên biết điểm chứ không có công bố điểm. Mỗi tuần lễ lấy điểm cộng lại rồi chia cho số cột điểm, rồi lấy điểm trung bình đó mà sắp hạng cho học viên nhất, nhì, ba, tư … Ba tháng học có một kỳ thi lên lớp. Thi lên lớp có hai phần:
1/ Phần thi viết. (Có đề bài đạo đức)
2/ Phần thi miệng (Trình bày áp dụng thực hành đạo đức)
Hai điểm này cộng lại rồi chia cho hai.
Dựa vào điểm học hằng ngày và điểm thi tam cá nguyệt mà cho lên lớp.
II- Trong giáo án mỗi câu hỏi có hai phần:
1/ Đáp án ngắn gọn
2/ Giải trình đáp án
Người học viên nào đứng lên trả lời câu hỏi đều phải đáp án ngắn gọn và giải trình đáp án, cho nên giảng viên không cần hỏi thêm, chỉ lắng nghe giải trình đáp án mà chấm điểm.
Đáp án ngắn gọn thì học viên nào cũng phải trả lời đúng, vì đó là đáp số, không thể đáp sai giáo án được.
Còn giải trình giáo án thì tuỳ theo trình độ hiểu biết và lý luận của mỗi học viên. Học viện không thể học thuộc lòng trong giáo án mà có học thuộc lòng cũng tốt không sao, đó là huân tập đạo đức vào tâm. Cho nên giải trình giáo án càng nhiều càng phong phú ý tưởng đạo đức càng tốt
Giảng viên không cần hỏi thêm mà chỉ cần gợi ý cho học viên hiểu rõ để trả lời cho đúng. Một học viên có thể giải trình giáo án bằng nhiều lần, bằng nhiều phương cách, mỗi phương cách đều làm sáng tỏ đạo đức. Mỗi giải trình giáo án đúng nghĩa đạo đức thì được 10 điểm.
Ví dụ: Một câu hỏi mà học viên giải trình giáo án năm lần, mỗi lần được giảng rộng về đạo đức thì được 10 điểm, nhưng giải trình năm lần thì được 50 điểm
Đáp án ngắn gọn chỉ có một lần, nhưng giải trình giáo án mỗi học viên có thể giải trình rất nhiều nhờ đó mà triển khai tri kiến rất tốt làm cho tất cả học viên chỉ nghe cũng đã được thấm nhuần thâm nhập vào tâm
Giảng viên không cần hỏi thêm, chỉ gợi ý cho học viên giải trình giáo án nhiều lần là tốt nhất.
Mỗi học viên cần phải có sách giáo án để nghiên cứu những bài học của mình và để giải trình nhiều góc độ của giáo án. Nhờ có sách mà giảng viên bớt nhọc sức giảng dạy.
Trong lớp học mà học viên thông hiểu trả lời đúng thì giảng viên là người dạy giỏi.
Làm thầy dạy học bao giờ cũng muốn cho học trò mình học giỏi, học trò càng thông suốt thì điểm càng cao, đến mãn khoá đều được lên lớp hết là một vinh hạnh cho thầy. Cho nên làm giảng viên chỉ cần gợi ý cho học viện và muốn cho học trò mình mau hiểu dễ tiếp thu thì nên đưa vào bài học chính nhiều mẫu chuyện đạo đức có thực trong đời sống hằng ngày của mọi người, nhờ đó học viện học rất thích thú và kiến thức mỡ mang nhiều góc độ, nhất là đạo đức dễ thấm nhuần trong tâm.
Làm thầy khéo léo gợi ý bài học cho học viên hiểu bài và làm bài trả lời không sai và đưa ra nhiều mẫu chuyện gây sự thích thú cho học viên là giảng viên giỏi.
Thăm và chúng con đứng lớp triển khai và truyền trao đạo đức nhân bản ngày càng thêm tiến bộ.
Thầy của con