(22-11-2007)
Kính gửi: Thiện Tâm
Thầy sẽ trả lời tất cả những câu hỏi của con:
Hỏi: Xin Thầy chỉ dạy cho chúng con rõ tỉnh giác và cảnh giác có điểm giống và khác nhau như thế nào? Hay khác nhau hoàn toàn?
Đáp: Danh từ TỈNH GIÁC và CẢNH GIÁC có nhiều điểm khác nhau như sau:
1- TỈNH GIÁC là một pháp môn tu tập của Phật giáo nguyên thủy để giúp con người chủ động thực hiện đức hiếu sinh và các đức hạnh khác, còn CẢNH GIÁC không phải là một pháp môn tu tập chỉ là một sự đề phòng.
2- TỈNH GIÁC là tâm bình tỉnh trước các ác pháp và các cảm thọ, luôn luôn sáng suốt quan sát từng các đối tượng (sáu trần) tiếp xúc sáu căn (mắt thấy, tai nghe…) để giúp cho người tu hành không dính mắc, nên nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng một cách dễ dàng để tâm được an lạc, thanh thản và vô sự. Còn CẢNH GIÁC là nỗi lo lắng, luôn luôn nghi ngờ người này người kia.
3- TỈNH GIÁC là tâm AN VUI, còn CẢNH GIÁC là tâm lo sợ NGHI NGỜ.
4- TỈNH GIÁC là tâm sáng suốt chủ động biết rõ từng hành động thân, miệng, ý của mình trước khi làm, nghĩ và nói những cái gì, còn CẢNH GIÁC chỉ là để phòng những đối tượng hại mình, chứ không lưu ý từng hành động thân, miệng, ý.
5- TỈNH GIÁC là thiện pháp không làm khổ mình khổ người, còn CẢNH GIÁC làm khổ mình nên lúc nào cũng dè dặt lo ngại.
6- TỈNH GIÁC là pháp xuất thế gia, còn CẢNH GIÁC là pháp thế gian.
7- TỈNH GIÁC là thiện pháp, mà thiện pháp là chuyển ác pháp nên người tu tập tỉnh giác ít xảy ra tai nạn, còn người CẢNH GIÁC chỉ là một đức cẩn thận đề phòng bảo vệ cá nhân mình mà thôi, cho nên cảnh giác chỉ là nghi ngờ dò xét chứ không phải tỉnh giác. Cho nên tỉnh giác và cảnh giác hoàn toàn khác xa.
Hỏi:Ví dụ: Trong các câu chuyện của bài học hôm nay “người dược sỉ bị sát hại bởi hai tên cướp hung hãn” bác Hoá do thiếu cảnh giác nên mới chở hai tên cướp, nhưng lúc ấy bác Hóa có tỉnh giác. Do vậy không thể nói bác Hóa thiếu tỉnh giác được!
Đáp: Câu ví dụ trên đây hiểu sai nghĩa của hai từ TỈNH GIÁC và CẢNH GIÁC: “Bác Hoá do thiếu cảnh giác nên mới chở hai tên cướp, nhưng lúc ấy bác Hóa có tỉnh giác. Do vậy không thể nói bác Hóa thiếu tỉnh giác được!”Con nên nhớ trong CẢNH GIÁC có TỈNH THỨC chứ không có TỈNH GIÁC đó là con hiểu sai. nếu có TỈNH GIÁC thì bác Hóa không bị chết. Vì bài học này là bài thông tin trên báo nên dùng CẢNH GIÁC. Nhưng trong cảnh giác không có tỉnh giác như trên đã nói, nó chỉ có TỈNH THỨC nếu có TỈNH GIÁC thì không cần CẢNH GIÁC, vì vậy trong Tỉnh Giác Chánh Niệm thì không ai lừa gạt nó được, nó thường quan sát kỹ các đối tượng. Quan sát kỹ các đối tượng không phải là cảnh giác mà là bản chất của Tỉnh giác
Hỏi:Bởi vậy tỉnh giác khác với cảnh giác hoàn toàn!
Đáp: Đúng vậy, tỉnh giác khác với cảnh giác hoàn toàn!
Hỏi:Trong sự việc của bác Hoá thiếu cảnh giác nên chở 2 tên cướp có thể nói rằng bác Hoá là “thiếu tỉnh giác được không ?
Đáp:Bài học này có hai cách dùng, nếu bài học này là bài thông tin trên báo không phải là bài học đạo đức nhân bản - nhân quả thì dùng từ CẢNH GIÁC là đúng, còn bài học này nếu dùng về đạo đức hiếu sinh ly tham thì nên dùng từ TỈNH GIÁC thì rất chuẩn xác, nhưng trong bài học dùng CẢNH GIÁC là dùng về thông tin để mọi người cảnh giác, các con nên lưu ý.
Hỏi:Khi nào thì dùng tỉnh giác, khi nào thì dùng cảnh giác cho phù hợp?
Đáp:Ở đạo đức nhân bản - nhân quả thì dùng từ TỈNH GIÁC, còn ở góc độ thông tin thế gian thì dùng từ CẢNH GIÁC
Hỏi:Nếu dùng sai từ có tại hại gì không ?
Đáp:Nếu dùng sai từ TỈNH GIÁC và CẢNH GIÁC thì không có hại gì, nhưng chứng tỏ mình không hiểu đạo đức và cũng không biết phương pháp rèn luyện nhân cách để trở thành người có đạo đức. Nếu dùng TỈNH GIÁC cho cuộc sống hằng ngày thì không cần dùng CẢNH GIÁC, còn dùng CẢNH GIÁC thì phải dùng thêm TỈNH GIÁC mới đem lại sự bình an cho mình thật sự, còn chỉ dùng riêng có cảnh giác là đem đến cho mình một sự bất an lo lắng. Ở đây trong bài Thầy dùng CẢNH GIÁC là chỉ cho thông tin và cũng chỉ cho các con còn thiếu tỉnh giác nên phải còn tu tập nhiều TỈNH GIÁC hơn nữa mới dám dùng TỈNH GIÁC.
Hỏi:Thưa Thầy: con xin phép được hỏi về một điều nữa là tư cách của người đứng lớp thể hiện qua việc đứng lên hay ngồi khi phát biểu. lâu nay con áp dụng cách thưc đứng lớp ở trường học phổ thông nên con chỉ ngồi mà phát biểu, nhận xét, trình bày một vấn đê gì đó .. và chỉ đứng vậy khi có việc phải chào hỏi hoặc nhận đồ vật gì của tu sinh mang đến mà thôi.
Trong những ngày qua khi Minh Độ thực hành đứng lớp thì sư thường xuyên đứng lên khi phát biểu vv. Nói chung là đứng lên rất nhiều.
Con cảm thấy phân vân và suy nghĩ có thể con còn sơ sót, chưa phải lễ khi phát biểu, đọc bài hoặc đáp trả lời chăng?
Vì vậy con kính xin Thầy hướng dẫn giúp cho con rõ thêm về hành động đứng lớp khi nào thì phù hợp, đúng lễ, không thất lễ và cũng không bị hình thức vv. để chúng con áp dụng chính xác.
Được sự chỉ dạy và hướng dẫn của Thầy chúng con vô cùng biết ơn. Con xin cảm ơn Thầy.
Đáp:Một người tu hành theo Phật giáo, mục đích là phải diệt ngã xả tâm ly dục ly ác pháp, vì vậy đức lễ cung kính tôn trọng mọi người là trên hết, cho nên Minh Độ đứng lớp dạy và thực hành đức khiêm hạ như vậy là đúng.
Thăm và chúc các con tu tập xả tâm tốt
Thầy của các con