TRẢ LỜI KIM QUANG bài 2

(Ngày 6 tháng 6 năm 2007)

Kính gởi Thầy! Con xin php trình by Thầy những khc mắc của con.

          Hỏi:Nói đến giới hạnh sống độc cư, con chưa hiểu hoàn toàn. Nhưng những gì con lm hiện nay con cĩ suy nghĩ về nĩ v so snh với sự giữ gìn độc cư của người khác thì con thấy hồn tồn tri ngược. Xin Thầy chỉ dạy cho con r lại:

Đáp:Hạnh độc cư là phương pháp hộ trì và bảo vệ sáu căn: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Bởi do sáu trần tiếp xúc sáu căn nên sinh ra nhiều ác pháp khiến tâm phóng dật không giữ gìn bảo vệ chân lí được, do vậy tâm thường đánh mất trạng thái thanh thản, an lạc và vô sự.

Vì thế, người tu tập muốn chứng đạo quà A La Hán thì phải sống giữ gìn hạnh độc cư cho trọn vẹn. Có nghĩa là phải sống một mình, không được nói chuyện với ai cả. Người tu hành không biết cứ phá hạnh độc cư vì thế tu hành chẳng đi đến đâu, rất uổng phi một đời.

Hỏi:1- Giữ gìn độc cư là không đi nói chuyện với người khác, thấy người khác tụm 3 tụm 5 thì trnh khơng tham gia vo”.

Đáp:Đúng vậy, không nên đi nói chuyện với ai cả.

          Hỏi:2- Trong lớp học thì khơng được nói chuyện với người khác, không nói chuyện tào lao, chuyện phím, chuyện đời, chuyện đạo đúng sai. Chỉ trả lời khi ai hỏi chuyện gì cần thiết lắm nhưngthưa hỏi phảingắn gọn.

Đáp:Nên tránh duyên để giữ hạnh độc cư trọn vẹn. Vả lại trong tu viện người cũng lo tu tập và giữ gìn độc cư thì còn ai nói chuyện tào lào, chuyện phím v.v...

            Hỏi:3- Trong tu viện, sống như người bình thường. Khi có ai nhờ làm gì thì lm ( ví dụ cơ t nhờ sửa my tính thì sửa), khơng tự ý lm.

Đáp:Đúng vậy, nếu có ai nhờ làm cái gì thì làm không thì thôi, chỉ lo sống một mình tu hành

            Hỏi:4- Sống trong tu viện vẫn phải kính trọng từng người một, đi gặp ai cũng phải kính chào, nghiêm trang và đúng oai nghi của người tu sĩ.

Đáp:Đúng vậy, đó là đức lễ cung kính và tôn trọng mọi người mà người tu sĩ cần phải thực hiện hằng ngày khi gặp mọi người đều phải kính cẩn chào nhau.

            Hỏi:5- Khi gặp bạn đồng tu hỏi mượn bài luận thì vẫn cho mượn, có nói chuyện thì cũng nĩi xung quang bi luận thơi.

Đáp:Đúng vậy, ai hỏi mượn gì đều cho mượn cả, nhưng không được lợi dụng chỗ hỏi mượn để nói chuyện thì không tốt vì phạm giới độc cư

          Hỏi:6- Khi cần gĩp ý kiến cho ai thì viết thơ, khơng nĩi chuyện trnh tranh luận

Đáp:Đúng vậy, cần lắm mới góp ý kiến, nhưng không cần thì nên lo tu tập cho mình, đừng lo chuyện thiên hạ, chuyện thiên hạ nhiều lắm biết bao giờ hết.

          Hỏi:7- Khi thấy bạn đồng tu học kém, không hiểu bài. Nếu có đủ duyên như tình cờ gặp người đó tại phịng vi tính, thì mình nĩi lời động viên họ tu tập, giải thích những gì họ chưa thông hiểu, cách áp dụng vào đời sống, giải thích giới luật là gì? Nhẫn nhục, ty thuận v bằng lịng l gì? Chỉ cho họ biết cch tư duy quán xét xảtm, hiểu r thiện c ra sao? Giải thích cuộc đời này khổ như thế nào?

Đáp: Bảy việc làm trên đây là vì lòng yêu thương (đức hiếu sinh), nhưng nó chỉ độc cư ở giai đoạn 1, 2, còn giai đoạn 3 thì độc cư chánh định thì khác. Giai đoạn 1, 2 là giai đoạn tu tập Định Vô Lậu (tu học giới luật đức hạnh) triển khai tri kiến giải thoát, cho nên việc tiếp duyên trên là áp dụng đức hiếu sinh vào đời sống để ly dục ly ác pháp phải có đối tương. Còn giai đoạn 3 là giai đoạn tu tập Tứ Niệm Xứ, giai đoạn này phải giữ gìn độc cư 100% là giai đọan tu chứng đạt chân lí cho nên càng giữ gìn độc cư nghiêm chỉnh càng chứng đạo dễ dàng. Đây là giai đoạn cuối cùng của con đường tu theo Phật giáo, giai đoạn này phải hộ trì sáu căn rất chặt mới ly dục ly ác pháp vi tế trong tâm hoàn toàn. Cho nên sự tu hành theo Phật giáo phải sáng suốt và nhớ kỹ: Tu pháp môn nào thì giữ gìn độc cư theo pháp môn đó tức là tu pháp môn đó thì phải giữ gìn sáu căn ở mức đó, nếu giữ sai sẽ bị ức chế tâm.

            Hỏi: Tất cả những ci con lm l vì tình thương chứ không phải chạy theo dục.

          Sau tất cả mọi việc con chỉ thích sống một mình trong thất vì con thấy tm con thích quay vơ.

          Cuộc sống của con tại tu việnhiện nay là như vậy. Con không muốn về nhà. Chỉ khi nào cần thiết lắm về lo giấy tờ con mới về, chứ không về để chơi, về rồi trở lại tu viện ngay. Con có cảm giác gia đình l ci gai, l c, l dục.

          Khi thấy những chuyện cần làm, và con có khả năng làm thì con lm cho bằng được, ngồi yên một chổ không được. Ví dụ khi Ba con gọi điện thoại nói là con cần về nhà bổ sung thêm giấy tờ và ký giấy tờ. Sau đó Ba nói l khơng cần về vì Ba cĩ thể soạn giấy tờ v ký thay chữ ký của con. Con phn tích thấy rằng Ba mạo chữ ký của con l một điều giả dối. Con không muốn vì mình m người khác làm bất kỳ chuyện gì giả dối nn con muốn đi về lo công việc ( xin Thầy cho con biết con nghĩ như vậy có đúng không?)

Đáp:Đúng, con nên về làm giấy tờ cho xong rồi mới yên tu hành, tu hành đừng để một lỗi lầm trong tâm thì rất khó xả, dù là lỗi lầm rất nhỏ nhưng cũng nên tránh.

Hỏi:Hiện nay con chưa đủ duyên xả bỏ hết tiền bạc vì con cịn đi lại. Nhưng khi con thấy ai cần cái gì thì con cĩ ý khi ra ngồi tu viện con nhớ con sẽ mua ci đó cho họ, ví dụ đèn pin, tranfo đèn, sách, và vài thứ điện tử khác. Những việc làm này là vì người khác chứ không vì mục đích riêng tư cho bản thân.

Đáp: Với quyết tâm tu hành cầu giải thoát thì tu viện là nơi dừng chân cho người lữ khách tha phương đã biết các pháp thế gian vô thường khổ đau, nhưng phải thấu triệt qui luật nhân quả có vay thì phải có trả, vì thế những điều con làm ở trên là áp dụng đức hiếu sinh vào đời sống để chuyển đổi nhân quả khiến mỗi ngày càng tiến dần đến tâm bất động hoàn toàn. Đó là:

1-                  Đối với bản thân bằng hạnh độc cư  hiếu sinh (tự nói chuyện với mình bằng pháp triển khai tri kiến, chứ không được nói chuyện tham sân, si ,mạn, nghi và cần giải quyết mọi giấy tờ cần thiết cho yên ổn).

2-                  Đối xử với những người thân bằng hạnh độc cư hiếu sinh (nói chuyện những gì cần nói để trợ giúp người thân sống trong đạo đức Ngũ Giới, tạo duyên hòa hợp mọi người trong gia đình)

3-                  Đối với bạn đồng tu bằng hạnh độc cư hiếu sinh (nói chuyện những gì giúp đỡ và sách tấn các bạn đồng tu đừng thối chuyện bỏ dỡ tu hành, nhưng không được nói chuyện ngoài lề).

4-                   Tiền bạc rất cần làm việc giúp đỡ bạn đồng tu trong giai đoạn học lớp đạo đức Ngũ Giới, chỉ khi nào tu tập đến giai đoạn Tứ Niệm Xứ thì không cất giữ tiền bạc (Những người xuất gia Thầy có bài pháp dạy riêng về hạnh không cất giữ tiền bạc và tại sao không cất giữ tiền bạc)

            Hỏi: Về chuyện đánh vi tính, con vẫn thường ra vô phịng vi tính mỗi ngy, học đánh máy và đánh những thứ cần thiết. Khi làm việc thì con khơng thích nĩi chuyện với ai cả, chỉ khi ai hỏi con mới trả lời. Con khơng thể cm miệng như mọi người khi có người hỏi. Con không phải là người vô dụng nên khi ai nhờ con vẫn giúp; vẫn nói những gì con biết, chỉ trả lời đúng những điều hỏi thôi không nói lang mang chuyện đông chuyện tây.

Đáp:Đọc cư trong giai đoạn tu tập giới đức hiếu sinh là phải tiếp duyên đem đức hiếu sinh đến với mọi người, khi mình học được điều gì trao đổi giúp nhau vượt khó áp dụng cho bằng được đức hiếu sinh tức là đem đức hiếu sinh đến với mọi người. Những điều con nói trên đây là đúng. Đây là giai đọan học Giới Luật đức hạnh thì độc cư là phát biểu những ý kiến về đạo đức, khích lệ sách tấn mọi người sống với đức hiếu sinh cho được, đó là độc cư. Học đức hiếu sinh mà không trao đổi với nhau thì tình thương ấy ở đâu?. Im lặng như thánh trong giai đoạn này là sai pháp, nhưng trao đổi để giúp nhau sống trong tình thương, chứ không phải trao đổi những chuyện tào lao, nói xấu người này, người kia. Nói sau lưng kẻ khác thì không nên. Những điều đó cần phải im lặng như thánh.

            Hỏi: Con nghĩ cuộc sống như vậy sẽ đúng hơn với cách tu mới thầy vạch ra cho chúng con hiện nay. Không phải nói tu là hoàn toàn im lặng. Ai hỏi gì thì khơng nĩi, chỉ nĩi với những người lớn như giảng viên, Cô út, cịn những người khác thì khơng coi trọng vì lý do là giữ hạnh độc cư, chuyện này con không làm được. Đối với ai con cũng tôn trọng như nhau, kể cả em bé.

Đáp:Đức Hiếu Sinh đa hướng trong đó có đức Tôn Kính và hạnh Bình Đẳng Vì vậy khi thực hiện đức hiếu sinh, thì phải tôn kính, bình đẳng đối với mọi người, từ người già những bậc Trưởng lão Thầy Tổ cho chí các cháu bé thơ, phải vui vẻ ôn tồn trả lời với những ái ngữ tôn trọng lời nói của người khác, và có thể mời họ vào nhà khách nói chuyện công khai, đúng pháp, đúng đức hạnh độc cư, nói chuyện mà vẫn giữ ý căn và khẩu căn là độc cư, chứ không phải độc câm, vì nói trong giới luật đức hạnh hiếu sinh là nói trong độc cư. Con có biết không? Tuy chỗ này Thầy chưa dạy là vì lớp học Ái Ngữ chưa được triển khai. Các con còn phải học nhiều lắm các con ạ! Lớp Ngũ Giới thứ tư – Đức Thành Thật, Thầy sẽ dạy nói chuyện mà phòng hộ sáu căn tức là độc cư trong khi nói chuyện. Điều này nghe qua các con chưa học khó nhận ra lắm, nhưng nó là pháp độc cư của Phật giáo, chứ không phải của ngoại đạo. Độc cư của ngoại đạo khi gặp ai hỏi một điều gì cũng đều im lặng và bỏ chạy trốn không dám thấy bóng người, đó là độc hại, độc câm chứ độc cư của Phật giáo thấy từng tâm niệm của mình lúc nào phải độc cư im lăng như thánh lúc nào độc cư với năm đức hạnh, với bà đức Tam Quy, với.Tám Đức Bát Quan Trai Giới, với mười đức Thập Thiện, Với Thập Giới Sa Di, với Định Niệm Hơi Thở, với Tứ NiệmXứ và Tứ Thánh Định..

Độc cư trong giai đoạn học giới luật đức hạnh Ngũ Giới thì phải biết im lặng như thánh và bỏ đi khi nghe người khác nói xấu người khác, nói sau lưng người khác, nói lời li gián, nói không thật, nói thêu dệt.v.v...Còn có người hỏi đúng nơi đúng chỗ về đức hiếu sinh thì trả lời và nói về cách thức áp dụng đức hiếu sinh vào đời sống chứ không được im lặng như thánh và bỏ đi, đấy là sai..

Những điều con nói trên là đúng hãy cố gắng thực hiện đức hiếu sinh vào cuộc sống để đem lại sự bình an cho mình cho người và cho tất cả chúng sinh.

            Hỏi: Theo con nghĩ kể cả giảng viên không phải chỉ lên lớp tiếp xúc với học viên rồi sau đó về thất tu tập, im lặng không tiếp xúc ai. Theo con khi cần thiết có tu sinh nào đến hỏi thì vẫn phải trả lời, khi cần đến thất tu sinh giảng dạy riêng thì cũng cần đến. Đó là sự thể hiện đức hiếu sinh. 

          Sống như vậy là không sống theo dục, sống theo ý của người khác, làm lợi ích cho người khác. Sống như vậy là cách sống của người giảng viên thay mặt Thầy đi giảng dạy ở mọi nơi. Có sống như vậy gặp bao đối tượng nghịch duyênhằng ngy đều là để xảtm; có sống đúng đức hạnh hiếu sinh như vậy là đ giải thốt rồi.

Ở đây con muốn hiểu r giới độc cư sống như thế nào cho đúng, nên con phân tích ra nhờ Thầy khuyên dạy con, nắn con lại cho đúng để con không sai phạm bất kỳ giới nào. Con rất cần trau dồi thân tâm cho toàn thiện hơn nữa, đúng với người đệ tử của Phật, của Thầy. Kính mong Thầychỉ dạy.

Đáp:Dạy lớp Đức Hiếu Sinh giảng viên phải thực hiện lòng yêu thương của mình không những đến với học viên mà còn đến với mọi người, bằng thân hành, bằng khẩu hành, bằng ý hành. thương yêu chân thật từ trong tận thâm tâm của mình..

1- Bằng ý hành với sự hộ trì bảo vệ ý căn không được nghĩ điều xấu ác cho người khác, dù người khác họ nghĩ những điều xấu ác đối với mình, nhưng luôn luôn chúng ta nghĩ điều thiện với họ. Họ nghĩ những điều xấu ác về ta sẽ có luật nhân quả trừng trị còn riêng chúng ta hãy lo cứu mình bằng cách tư duy thiện pháp để thực hiện đức hiếu sinh với mình, với người. Đó là chúng ta đang hộ trì ý căn không bị ác pháp tác động vào tâm. Và như vậy là hạnh Độc Cư thứ nhất ý hành trong giai đoạn học giới luật đức hạnh Ngũ Giới.. Cho nên suy nghĩ tư duy quán xét, lại là độc cư im lặng như thánh.

2- Bằng khẩu hành vời sự hộ trì bảo vệ khẩu căn (thiệt căn) không được nói những điều xấu ác cho người khác, dù người khác họ nói những điều xấu ác đối với mình, nhưng luôn luôn dùng ái ngữ nói điều thiện với họ. Họ nói những điều xấu ác sẽ có luật nhân quả trừng trị, còn riêng chúng ta hãy lo cứu mình bằng cách nói lời thiện pháp, để thực hiện đức hiếu sinh với mình, với người. Đó là chúng ta đang hộ trì khẩu căn không bị ác pháp tác động vào tâm. Và như vậy là hạnh Độc Cư thứ hai khẩu hành trong giai đoạn học giới luật đức hạnh Ngũ Giới..

Cho nên, tiếp duyên nói chuyện với mọi người, lại là độc cư im lặng như thánh.. Ở đây các con nên lưu ý chỉ cần nói không thật, nói dối, nói thêu dệt, nói li gián, nói lời hung dữ, nói chuyên tào lao, nói chuyện ngoài pháp tu, nói chuyện phím, nói chuyện của người khác v.v...là phá hạnh Độc Cư , là phạm giới..

Ở đây giai đoạn học giới luật đức hạnh, cho nên Độc Cư là giới luật phòng hộ sáu căn, chứ không phải độc cư là không nói chuyện, nhưng chúng ta không hiểu pháp độc cư áp dụng không đúng thành không dám nói chuyện là bị ức chế tâm, thì cũng rất tai hại. Còn lợi dụng chỗ tiếp duyên nói chuyện này, đi nói chuyện tào lao cho thỏa thích như người thế gian, thì rất uổng cho một đời tu tập mà chẳng đi đến đâu.

Người giữ hạnh độc cư cần nói những điều lành đem lợi ích cho mình cho người, còn nói những điều ác thà chết chứ không nói, đó là hạnh độc cư phòng hộ khẩu căn.. Các con nên ghi nhớ.

3-  Bằng thân hành vời sự hộ trì bảo vệ thân căn,  không được làm những điều xấu ác cho người khác, dù người khác họ làm những điều xấu ác đối với mình, nhưng luôn luôn làm những điều thiện với họ. Họ làm những điều xấu ác sẽ có luật nhân quả trừng trị, còn riêng chúng ta hãy lo cứu mình bằng cách làm những thiện pháp, để thực hiện đức hiếu sinh với mình, với người. Đó là chúng ta đang hộ trì thân căn không bị ác pháp tác động vào tâm. Và như vậy là hạnh Độc Cư thứ ba thân hành trong giai đoạn học giới luật đức hạnh Ngũ Giới..

Tóm lại người biết phòng hộ sáu căn là người sống độc cư. Độc cư đúng với phương pháp đang tu, còn sống không đúng với pháp đang tu dù không nói chuyện nhưng vẫn chưa phải là sống độc cư. Xin các con nên lưu ý để áp dụng pháp độc cư.cho đúng.

            Hỏi: Sống trong tu viện phải kính trọng từng người một, đi gặp ai cũng phải chào, nghiêm trang đúng oai nghi của người tu sĩ. Sống phải thoải mái để người khác gặp mình họ khơng e ngại. Khi họ thấy tự nhin thì cĩ những chuyện vui buồn họ đều muốn chia sẻ với mình, điều đó họ cảm thấy thoải mái hơn. Con vẫn nghe, vẫn cười với họ nhưng không bàn chuyện đúng sai và vẫn phải biết lắng nghe tôn trọng những gì họ nĩi. Nĩi đáp lại những câu ngắn gọn rồi tiếp tục đi, chứ không ngồi xuống nói chuyện với họ vì đó là sai.

Đáp:Người tu sĩ Phật giáo phải có đầy đủ giới đức, lễ nghĩa, oai nghi tế hạnh, lúc nào cũng biết tôn trọng và cung kinh người trên kẻ dưới. Sự cung kính và tôn trọng người trên kẻ dưới là thực hiện đức hiếu sinh thân hành, khẩu hành và ý hành. Khi người khác hỏi mình mà không trả lời là thiếu đức cung kính, tôn trọng; khi đi trên đường gặp nhau mà không chắp tay cúi đầu chào nhau là thiếu đức cung kính và tôn trọng người khác. Học đức hiếu sinh mà không áp dụng đức hiếu sinh thì không phải là đệ tử Phật. Nhưng không được lợi dụng sự chào hỏi mà không phòng hộ sáu căn, để tâm tự do phóng dật làm động mình động người khác.

Cho nên học giới luật đức hiếu sinh và giữ gìn hạnh độc cư thì phải hiểu nghĩa cho rõ ràng, chứ hiểu sai áp dụng sai sẽ đi đến kết quả trái ngược nhau và còn sinh ra bệnh tật, rất uổng cho một đời tu tập.

            Hỏi: Con có nhận Bức tâm thơ 52 Thầy gởi cho Sư Từ Quang, nhưng ngoài bìa thơ Thầy ghi là cho Kim Quang, con nghĩ Thầy muốn rèn luyện con thành người tốt và có ích. Con rất biết ơn Thầy và rất mong thường xuyên nhận được sự quan tâm của Thầy. Riêng con vẫn cố gắng học tập trau dồi các giới đức hạnh bằng tri kiến thêm để trang bị hành trang cho mình xứng đáng là người đệ tử Phật, đệ tử Thầy và làm gương sáng cho mọi người.

          Khi khơng cĩ việc gì con rất thích sống một mình.

          Con biết by giờ con cịn phạm lỗi chưa giữ hạnh độc cư trọn vẹn, nhưng con cũng có đặt câu hỏi như thế nào là trọn vẹn. Con cũng đến lớp, có bạn đồng học đồng tu, ra vào tu viện vẫn gặp họ thì khi họ hỏi gì thì phải nĩi thơi, chứ im lặng bỏ đi con thấy không coi được chút nào, vì đó là thiếu đạo đức tôn trọng. Con chỉ biết rằng con không bao giờ có ý định đến thất ai, hoặc gặp ai nói chuyện tào lao. Xin Thầy dạy cho con phải làm sao cho đúng.

Cám ơn Thầy -  Kim Quang

Đáp:Những lời trình bày sự tu tập của con trên đây, là con đã biết áp dụng đức hiếu sinh và giữ gìn hạnh độc cư trong giai đoạn rèn nhân cách học lớp Ngũ Giới. rất đúng.

Con đường tu học của Phật giáo có ba chặng: Chặng đầu, chặng giữa và chặng cuối cùng. Chặng đầu gọi là Giới, chặng giữa gọi là Định, Chặng cuối cùng gọi là Tuệ. Vì thế pháp Độc Cư cũng chia ra làm ba giai đoạn tu tập: Đầu, giữa và cuối cùng.

1- Giai đoạn đầu:  Độc cư giới tức là giữ gìn độc cư theo giới luật (phòng hộ sáu căn theo giới luật)

2- Giai đoạn giửa: Độc cư Định tức là giữ gìn hạnh độc cư theo thiền định (phòng hộ sáu căn theo thiền định)

3- Giai đọan cuối cùng: Độc cư Tuệ tức là giữ gìn hạnh độc cư theo Tuệ Tam Minh (phòng hộ sáu căn theo tuệ Tam Minh).

Thầy mong sao tất cả tu sinh đều hiểu rõ đức hiếu sinh và hạnh độc cư để thực hiện vào đời sống cho đúng cách thì đem lại sự hạnh phúc an vui cho mình cho người thì chính đó là đời sống Thiên Đàng, Cực Lạc cho bước đường học tập tu theo Phật giáo ở giai đoạn đầu.