Những giới luật đầu tiên của đạo Phật mà quý vị tỳ kheo tăng, tỳ kheo ni, cũng như quý vị nam nữ cư sĩ cần phải tu học. Đó là một trăm giới chúng học. Các giới nầy không phải chỉ dành riêng cho hàng xuất gia, mà cho tất cả mọi người. Không những hàng cư sĩ Phật tử, mà bất cứ tín đồ của tôn giáo nào cũng cần phải học, vì nó có lợi ích thiết thực cho đời sống của mọi người trên hành tinh nầy.
Giới luật Phật gồm chung có: ngũ giới, thâp thiện, thập giới sa di, sa di ni, 250 giới tỳ kheo tăng và 348 giới tỳ kheo ni. Với tất cả giới luật mà Đức phật đã dạy, ai biết lấy đó làm tiêu chuẩn sửa sai những hành động thân, miệng, ý của mình, lần lần sẽ trở thành những hành động hiền lành, ôn tồn, hòa nhã, thương yêu và đầy lòng bác ái, từ bi, v.v...
Những hành động đạo đức sẽ tiến dần lên những hành động cao thượng hơn của bậc Hiền, Thánh, của những bậc chơn tu. Nó còn gọi là đạo đức Phạm Hạnh trong Phật giáo. Nó hoàn toàn không còn mang những bản chất và hành động hung ác của loài cầm thú và ác quỷ nữa. Nhờ đó con người sống tronh hạnh phúc, an vui, tâm hồn thanh thản và an lạc, v.v... mà con người thường mơ ước. Những ai đã thực hiện được những hành động đức hạnh nầy thì người ấy đang sống trong cảnh Thiên Đàng, Cực Lạc tại thế gian.
Trong đạo Phật, những hành động đạo đức nầy còn gọi là oai nghi, tế hạnh, là phạm hạnh, là đạo đức giải thoát của người tu sĩ (tỳ kheo tăng và tỳ kheo ni). Nó chính là pháp môn tam vô lậu học "Giới, Định, Tuệ" mà giới luật làp háp môn dạy đạo đức đầu tiên làm người của Đức Phật.
Hành động của một người sống thật là người, thì không không còn mang bản chất hung ác của loài cầm thú nữa. Con vật không có trí tuệ như con người, cho nên hành động của con vật thường xâu xé lẫn nhau vì miếng ăn, chỗ ở, vì ghen tương, ganh tị, thù hận, v.v... Con người thì không lẽ như vậy? Con người sống trong đạo đức nhân quả "không làm khổ mình, khổ người". Giới luật của Đức Phật là những pháp môn dạy cho chúng ta tu tập, rèn luyện những hành động đạo đức làm người cho xứng đáng làm người, và còn tiến lên làm những bậc Thánh hiền.
Thế nên, làm người phải có những hành động của một con người, nghĩa là có sự HIỂU BIẾT. Hiểu biết cái gì? Hiểu biết những hành động đạo đức không làm khổ mình, khổ người. Ngược lại, có những người hiểu biết rất nhiều, có bằng Tiến Sĩ, thông hiểu Tam Tạng Kinh điển mà vẫn thiếu đạo đức, thường mang tự ngã, xem mình là trên hết. Họ thường làm khổ mình, khổ người bằng cách nói xấu người khác, đổ tội cho người khác khi mình làm sai, làm lỗi, nhất là rất hèn hạ, khi làm lỗi mà không can đảm nhận lỗi. Sống mà còn tham ăn, tham ngủ như loài cầm thú thì những người ấy chưa được gọi là những người hiểu biết. Họ vẫn là những người còn vô minh, mang đầy bản chất của loài cầm thú.
Một con vật nhờ có bộ lông, nhưng lại sống hở hang, không kín đáo, bày da, bày thịt, gợi dâm dục, không biết xấu hổ, nên gọi là con vật. Con người thì khác, vì con người biết xấu hổ, biết anh, chị, em, cha mẹ, ông bà, biết mặc quần áo cho kín đáo, không bày da, bày thịt, khêu gợi dâm dục. Thời nay, có rất nhiều phụ nữ bịảnh hưởng của Tây phương, ăn mặc hở hang, bày da, bày thịt, khiêu dâm, gợi dục. Người Tây phương sống theo vật chất nên thiếu đạo đức. Bây giờ mà chúng ta bắt chước theo họ thì đủ biết là đạo đức của con người đang xuống dốc và đang trở vềđời sống của loài thú vật. Thế nên, không phải nhìn ở hình tướng bên ngoài của con người mà đánh giá họ được, mà phải nhìn những hành động thiện ác là biết ngay người ấy là người, hay thú, Thánh nhân, hay loài ác quỷ.
Đọc lại phần giới luật mà Đức Phật đã dạy cách đây 2543 năm về đạo đức làm người, làm Thánh nhân, chúng ta mới thấy lời dạy ấy là một kho tàng đạo đức vô giá. Bằng chứng cụ thể là mười ba năm đầu khi đạo Phật xuất hiện trên hành tinh nầy thì chúng tỳ kheo giữ gìn giới luật nghiêm túc, không hề vi phạm một lỗi nhỏ, rất xứng đáng là bậc Thánh Tăng và Thánh Ni. Còn bây giờ những lời dạy nầy trở nên quá tầm thường, chẳng mấy ai quan tâm. Các tín đồ Phật giáo, tỳ kheo tăng, và tỳ kheo ni đã quên đi và coi nhẹ những pháp bảo đạo đức này. Họ xem thường giới luật, và chỉ chú trọng pháp môn thiền định. Nhưng thiền định nào có ích lợi gì cho bản thân họ và cho những người khác đâu. Bằng chứng quý vịđã thấy rõ ràng, có những người ngồi thiền hai, ba tiếng đồng hồ, hoặc một, hai ngày mà chẳng có ích lợi gì cho mọi người và cho xã hội. Trong cuộc sống hàng ngày họ đều vi phạm giới luật. Họ dùng đủ mánh khoé, lừa đảo, lường gạt những người khác bằng những thủ đoạn gian xảo, bên ngoài phủ lớp áo đạo đức giả khéo che đậy với những danh từ "BỒ TÁT ĐẠO", hành "BỒ TÁT HẠNH". Chúng ta tu theo đạo Phật, không phải cầu thiền định, không phải cầu thần thông, phép tắc, hoặc cầu chết đi được về Niết bàn, Cực lạc. Chúng ta cũng không cầu danh, cầu lợi, hoặc cầu cơm ăn, áo mặc, có chùa to, Phật lớn, hoặc mong làm chức Hoà Thựơng, Thượng Toạ, Viện Trưởng, Viện Chủ ,v.v... Chúng ta đến với đạo Phật cũng không phải cầu kiến tánh, thành Phật, Thánh, Tiên, hiền nhân, quân tử, v.v... Chúng ta đến với đạo chỉ cầu tu tập, trao dồi, sửa tâm tánh mình có những hành động đạo đức không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh, để chúng ta thoát khỏi những hành động của loài cầm thú và ác qủy. Nếu được như vậy là chúng ta mãn nguyện lắm rồi. Chúng ta không ưóc nguyện một điều gì ngoài tầm sức của mình, không dám mơ tưởng những gì cao siêu, huyền bí. Chúng ta cũng không dám mơ làm Bồ Tát độ hết chúng sanh, vì độ hết chúng sanh, sức của chúng ta không sao làm nổi. Chỉ tuỳ duyên mà thôi, ai có duyên với mình thì mình độ, không duyên thì thôi, chúng ta chẳng dám ước vọng,vì ước vọng như Phật và Bồ Tát của Đại Thừa sẽ không thực hiện được, thiếu thực tế và còn mơ hồ, trừu tượng, khiến cho chúng sanh nghi ngờ, mất niềm tin với đạo Phật. Tóm lại, một trăm giới học chúng là một trăm hành động đạo đức dạy làm người. Người không đạo đức lần lần sẽ nhiễm ác pháp, trở thành những con thú hung dữ, và tệ hơn nữa, là loài ác quỷ. Muốn thoát khỏi bản chất loài cầm thú chúng ta cần phải thực hiện đạo đức nhân quả làm người. Không nên làm khổ mình, khổ người, và luôn luôn phải biết thương yêu nhau, tha thứ cho nhau những lỗi lầm của mình; và còn biết đùm bọc lẫn nhau trong những lúc hoạn nạn, tai ương, những khi tối lửa, tắt đèn, cũng như những khó khăn trên đường tu hành để cùng nhau chia xẻ ngọt bùi, cay đắng, v.v....
(Trích Lời Nói Đầu, Giới Đức Làm Người, tập II)