LỜI NÓI ĐẦU

Quyển CNTP II (  II) nầy là phần tiếp nối của quyển CNTP. Chúng tôi tiếp tục trích các bài viết của HT Chơn Như trong các quyển Đường Về Xứ Phật I-VI. Đặc biệt kỳ nầy chúng tôi nhận được quyển ĐVXP VIII mà lòng mừng vô hạn. Bấy lâu nay mong ước được sự chỉ dẫn rõ ràng hơn và cụ thể hơn, mặc dù trong quyển Thiền Căn Bản, tập I đã hướng dẫn tạm đủ để chúng ta tu tập ly dục ly ác pháp với ba đức, ba hạnh mà chúng tôi thiết nghĩ phải mất một thời gian khá lâu mới đạt được. Hạnh ăn, ngủ, độc cư đã khó, mà ba đức nhẫn nhục, tuỳ thuận, bằng lòng lại càng vi tế và khó thực hành hơn nữa. Ta không thể tự dối lòng được nếu ta giả vờ bằng lòng, hoặc cố gắng tuỳ thuận. Nếu ráng nhẫn nhục cho qua, để chứng tỏ rằng mình đang tu ba hạnh, ba đức thì lại càng sai lầm.
Quyển ĐVXP VIII mà Hoà Thượng đã ưu ái gởi đến cho chúng tôi đã giải tỏa mọi thắc mắc của chúng tôi. Chúng tôi chọn đưa Thời Khoá Tu Tập vào trang đầu của quyển CNTP II nầy sau khi nghiên cứu kỹ, sắp xếp lại thành bản liệt kê bốn thời công phu trong ngày, mỗi thời là ba tiếng đồng hồ, và có tên những pháp hành khác nhau. Dưới bản Thời Khoá Tu Tập là phần giải thích và liệt kê những câu pháp hướng thật tuyệt vời để tu tập Định Vô Lậu, và Chánh Niệm Tỉnh giác Định. Chúng tôi tin tưởng rằng nếu ai tu hành đúng theo thời khoá tu tập nầy chắc chắn sẽ có kết quả tốt.
Trong ba tháng qua chúng tôi vẫn đọc đi, đọc lại nhiều lần các quyển ĐVXP của Hoà Thượng, mỗi lần đọc lại thấy thắm thiá hơn. Thì ra pháp hành đã nằm sẵn trong đó. Chỉ vì chúng ta căn cơ còn kém cỏi, đọc lướt qua thấy cũng hay hay, nhưng lại không kiên trì “hạ thủ công phu”. Mấy tháng nay, chúng tôi đã gác bỏ tất cả những kinh sách khác (kể cả những sách mà chúng tôi ưa thích nhất) về Đại Thừa và Thiền Đông Độ, và chỉ đọc sách của Hoà Thượng Chơn Như mà thôi. Khi tìm hiểu về kinh điển của Nguyên Thuỷ chúng ta mới thấy Đức Phật đã dạy tất cả. Chỉ tại chúng ta phước mỏng, nghiệp dầy, không may gặp phải những vị thầy chưa chứng ngộ chỉ dạy, không có pháp hành cụ thể, không thực tế, nên đã thực hành sai, không có kết quả. Hỡi những ai đã từng cho rằng mình thông minh, trí tuệ, đã có công phu tu tập nhiều năm và cảm thấy đạt nhiều kết quả trong thiền đinh, nếu quý vị chưa tìm thấy được giá trị siêu việt của Tứ Thiền của Phật giáo Nguyên Thuỷ thì quý vị cũng nên xét lại sự tu tập của mình. Đức Thế Tôn đã thành đạo, chứng Tam Minh, Lục Thông bằng con đường Tứ Thiền mà Sơ Thiền là chặn đầu mà Ngài đã tình cờđạt được khi còn là Thái tử, khoảng tám, chín tuổi đi theo cha, dự lễ hạđiền và đã ngồi thiền dưới cây diêm phù (hồng táo).
Những trang cuối của quyển CNTP II chúng tôi trích dẫn Lời Nói Đầu trong quyển Giới Đức Làm Người, tập II, bài Vượt Thoát Cuộc Sống Thế gian, Thoát Khỏi Trần Lao Việc Chẳng Thường của quyển DVXP I và trích một vài đoạn ngắn trong quyển DVXP VIII để cho thấy sự xuyên suốt trong lối dạy độc đáo của HT Chơn Như.
Ước mong các huynh đệ cùng chúng tôi mỗi ngày, ngoài thì giờ công phu nên dở lại từng trang CNTP I, II cô đọng những lời dạy vàng ngọc của Hoà Thượng và mạnh tiến trên đường đạo giải thoát. Chúc quý vị luôn luôn được thanh thản, an vui.
Tâm Quang TừĐắc kính ghi Đầu Hạ, năm 2000