CẨM NANG TU PHẬT II

LỜI NÓI ĐẦU

Quyển CNTP II (  II) nầy là phần tiếp nối của quyển CNTP. Chúng tôi tiếp tục trích các bài viết của HT Chơn Như trong các quyển Đường Về Xứ Phật I-VI. Đặc biệt kỳ nầy chúng tôi nhận được quyển ĐVXP VIII mà lòng mừng vô hạn. Bấy lâu nay mong ước được sự chỉ dẫn rõ ràng hơn và cụ thể hơn, mặc dù trong quyển Thiền Căn Bản, tập I đã hướng dẫn tạm đủ để chúng ta tu tập ly dục ly ác pháp với ba đức, ba hạnh mà chúng tôi thiết nghĩ phải mất một thời gian khá lâu mới đạt được. Hạnh ăn, ngủ, độc cư đã khó, mà ba đức nhẫn nhục, tuỳ thuận, bằng lòng lại càng vi tế và khó thực hành hơn nữa. Ta không thể tự dối lòng được nếu ta giả vờ bằng lòng, hoặc cố gắng tuỳ thuận. Nếu ráng nhẫn nhục cho qua, để chứng tỏ rằng mình đang tu ba hạnh, ba đức thì lại càng sai lầm.
Quyển ĐVXP VIII mà Hoà Thượng đã ưu ái gởi đến cho chúng tôi đã giải tỏa mọi thắc mắc của chúng tôi. Chúng tôi chọn đưa Thời Khoá Tu Tập vào trang đầu của quyển CNTP II nầy sau khi nghiên cứu kỹ, sắp xếp lại thành bản liệt kê bốn thời công phu trong ngày, mỗi thời là ba tiếng đồng hồ, và có tên những pháp hành khác nhau. Dưới bản Thời Khoá Tu Tập là phần giải thích và liệt kê những câu pháp hướng thật tuyệt vời để tu tập Định Vô Lậu, và Chánh Niệm Tỉnh giác Định. Chúng tôi tin tưởng rằng nếu ai tu hành đúng theo thời khoá tu tập nầy chắc chắn sẽ có kết quả tốt.
Trong ba tháng qua chúng tôi vẫn đọc đi, đọc lại nhiều lần các quyển ĐVXP của Hoà Thượng, mỗi lần đọc lại thấy thắm thiá hơn. Thì ra pháp hành đã nằm sẵn trong đó. Chỉ vì chúng ta căn cơ còn kém cỏi, đọc lướt qua thấy cũng hay hay, nhưng lại không kiên trì “hạ thủ công phu”. Mấy tháng nay, chúng tôi đã gác bỏ tất cả những kinh sách khác (kể cả những sách mà chúng tôi ưa thích nhất) về Đại Thừa và Thiền Đông Độ, và chỉ đọc sách của Hoà Thượng Chơn Như mà thôi. Khi tìm hiểu về kinh điển của Nguyên Thuỷ chúng ta mới thấy Đức Phật đã dạy tất cả. Chỉ tại chúng ta phước mỏng, nghiệp dầy, không may gặp phải những vị thầy chưa chứng ngộ chỉ dạy, không có pháp hành cụ thể, không thực tế, nên đã thực hành sai, không có kết quả. Hỡi những ai đã từng cho rằng mình thông minh, trí tuệ, đã có công phu tu tập nhiều năm và cảm thấy đạt nhiều kết quả trong thiền đinh, nếu quý vị chưa tìm thấy được giá trị siêu việt của Tứ Thiền của Phật giáo Nguyên Thuỷ thì quý vị cũng nên xét lại sự tu tập của mình. Đức Thế Tôn đã thành đạo, chứng Tam Minh, Lục Thông bằng con đường Tứ Thiền mà Sơ Thiền là chặn đầu mà Ngài đã tình cờđạt được khi còn là Thái tử, khoảng tám, chín tuổi đi theo cha, dự lễ hạđiền và đã ngồi thiền dưới cây diêm phù (hồng táo).
Những trang cuối của quyển CNTP II chúng tôi trích dẫn Lời Nói Đầu trong quyển Giới Đức Làm Người, tập II, bài Vượt Thoát Cuộc Sống Thế gian, Thoát Khỏi Trần Lao Việc Chẳng Thường của quyển DVXP I và trích một vài đoạn ngắn trong quyển DVXP VIII để cho thấy sự xuyên suốt trong lối dạy độc đáo của HT Chơn Như.
Ước mong các huynh đệ cùng chúng tôi mỗi ngày, ngoài thì giờ công phu nên dở lại từng trang CNTP I, II cô đọng những lời dạy vàng ngọc của Hoà Thượng và mạnh tiến trên đường đạo giải thoát. Chúc quý vị luôn luôn được thanh thản, an vui.
Tâm Quang TừĐắc kính ghi Đầu Hạ, năm 2000

THỜI KHOÁ TU TẬP

Mỗi ngày tu tập 4 thời (khuya, sáng, chiều, tối), mỗi thời là 3 tiếng đồng hồ và cách thức tu tập mỗi thời đều giống nhau.

KhuyaSángChiềuTối
2:00 - 2:30
Ngồi thở5 hơi, đi 20
bước (4x5 bước) 30'
7:00 - 7:30
Thở5 hơi, đi 20
bước
Tập nhưthế30'
2:00 - 2:30
Thở5 hơi, đi 20
bước
Tập 30 phút
7:00 - 7:30
Thở5 hơi, đi 20
bước
Tập 30 phút
2:30 - 3:00
nghỉxảhơi 30 phút
7:30 - 8:00
nghỉxảhơi 30 phút
2:30 - 3:00
nghỉxảhơi 30 phút
7:30 - 8:00
nghỉxảhơi 30 phút
3:00 - 3:30
Chánh Niệm Tỉnh
Giác TứVô Lượng
Tâm
8:00 - 8:30
Chánh Niệm Tỉnh
Giác TứVô Lượng
Tâm
3:00 - 3:30
Chánh Niệm Tỉnh
Giác TứVô Lượng
Tâm
8:00 - 8:30
Chánh Niệm Tỉnh
Giác TứVô Lượng
Tâm
3:30 - 4:00
nghỉxảhơi 30 phút,
được phép vọng
tưởng
8:30 - 9:00
nghỉxảhơi 30 phút,
được phép vọng
tưởng
3:30 - 4:00
nghỉxảhơi 30 phút,
được phép vọng
tưởng
8:30 - 9:00
nghỉxảhơi 30 phút,
được phép vọng
tưởng
4:00 - 4:30
Bất Hoại Tịnh, TứVô
Lượng Tâm, Nhân
quả, Duyên sinh
9:00 - 9:30
Bất Hại Tịnh, TứVô
Lượng Tâm, Nhân
quả, Duyên sinh
4:00 - 4:30
Bất Hoại Tịnh, TứVô
Lượng Tâm, Nhân
quả, Duyên sinh
9:00 - 9:30
Bất Hoại Tịnh, TứVô
Lượng Tâm , Nhân
Quả, Duyên Sinh
4:30 - 5:00
Định Niệm Hơi Thở
Định Vô Lậu
9:30 - 10:00
Định Niệm Hơi Thở
Định Vô Lậu
4:30 - 5:00
Định Niệm Hơi Thở
Định Vô Lậu
9:30 - 10:00
Định Niệm Hơi Thở
Định Vô lậu
5:00 - 7:00
Lao Tác, Điểm tâm
10:00 - 12:00
nghỉngơi, độ ngọ
5:00 - 7:00
Lao động nhẹNghỉ
ngơi
10:00 - 2:00
tịnh chỉ
 12:00 - 14:00
tịnh chỉ
  
    

Trong ba tiếng đồng hồ ở mỗi thời công phu, thì hai giờ đầu chỉ thực tập 30 phút, rồi nghỉ 30 phút.
1/. U Giờ thứ nhấtU : công phu 30 phút, nghỉ xả hơi 30 phút   Ngồi kiết già thẳng lưng, trước khi vào 5 hơi thở thì phải như lý tác ý, hướng tâm nhắc: "Tâm phải chú ý rất kỹ từng hơi thở một, không được xao lãng" hoặc "tâm phải bám chặt hơi thở, không được lơi lỏng". Sau khi nhiếp tâm trong 5 hơi thở xong thì đứng dậy đi kinh hành. Trước khi đi cũng phải tác ý: "Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đang đi kinh hành". Đi kinh hành 5 bước thì lại nhắc tâm như thế. Sau khi được 20 bước (4 lần tác ý), thì tiếp tục ngồi thở 5 hơi. Liên tục thay đổi hai tư thế ngồi và đi kinh hành, tu tâp đúng 30 phút thì nghỉ 30 phút.
Nghỉ xả hơi 30 phút:
Sau khi tu tập 30 phút xong, liền xả nghỉ thư giản, nghỉ ngơi, ngồi chơi trong tư thế thường, thỉnh thoảng nhắc tâm: "Tâm phải thư giản, nghỉ ngơi, vô sự, thanh thản và an lạc. Tâm không được nghĩ ngợi lung tung. Thân và các cơ buông thỏng xuống, thự nhiên, không được gồng hay gò bó, hai chân phải buông thỏng ra, tự nhiên, thoải mái, dễ chịu".
Sau khi thư giản 30 phút thì đi kinh hành, tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác Định.
2/. U Giờ thứ nhìU : tu tập 30 phút Đi kinh hành tu tập Chánh Niệm Tỉnh Giác câu hữu (cùng với) Tứ Vô Lượng tâm. Vừa đi vừa chú ý bước chân, vừa nhắc: "Tôi đi kinh hành tôi biết tôi phải giữ gìn, tránh không đạp dẫm lên chúng sanh", rồi đếm bước từ 1 đến 20. Đúng 20 bước thì dừng lại, ngồi nghỉ xả hơi 2 phút. Khi xả nghỉ 2 phút xong, liền đứng lên tiếp tục đi kinh hành và cũng nhắc tâm như trên: "Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi đang đi kinh hành",hoặc là "Tôi đi kinh hành, tôi biết tôi giữ gìn không dẫm đạp lên chúng sanh". Hướng tâm như vậy rồi tiếp tục đếm bước đi từ 1 cho đến 20 bước, rồi xả nghỉ. Khi ngồi nghỉđúng 2 phút thì lại tiếp tục kinh hành. Cứ tiếp tục, vừa kinh hành, vừa nghỉ cho đến khi đủ 30 phút mới xả nghỉ.
Nghỉ xả hơi 30 phút.
Trong thời gian nghỉ có thể ngồi chơi, hay may vá. Tâm có vọng tưởng hay không có vọng tưởng cũng tốt, đừng nên lúc nào cũng ức chế tâm, không cho vọng tưởng xen vào là không tốt. Phải để tâm tự nhiên của nó, đừng bắt ép nó thái quá, muốn mau mà thành chậm. Nhớ không được tập trung quá nhiều mà sanh ra mỏi mệt, lười biếng, hôn trầm, buồn ngủ, thân lờ đờ, uể oải, tâm thẩn thơ, khó chịu. Đó là tu quá sức thành ra tu sai. Ví như người lên dây đàn, chùn thì không thành tiếng, căng quá thẳng thì đứt dây. Chỉ có lên dây vừa là phát âm tiếng tốt, đúng nhịp. Cho nên thời gian xả nghỉ phải để tự nhiên như người chưa bao giờ tu.
3/. U Giờ thứ baU : Sau khi xả nghỉ tâm được tỉnh thức hoàn toàn mới nên tiếp tục tu tập Định Vô Lậu:
a/. Quán pháp: ngồi kiết già, lưng thẳng, dùng pháp hướng tu Bất Hoại Tịnh: "Tâm phải bất động trước các pháp của thế gian, phải giống như tâm Phật, phải buông xả hết, không được buồn, vui, yêu, ghét, giận, hờn, thù, oán, ham muốn và sợ hãi, v.v.... Tất cả các pháp trên thế gian nầy chẳng có gì là ta, của ta. Nếu ta còn thấy là ta, là của ta, là ta còn vô minh, điên đảo, ngu si, là ta đã tự buộc chặt ta vào những sợi dây sanh tử luân hồi và khổ đau muôn kiếp".
b/. Quán thức ăn, quán ngã: Kế tiếp ta dùng pháp như lý tác ý để diệt ngã, xả tâm chấp ngã: "Thực phẩm là món ăn bất tịnh, uế trược, ta phải chừa tánh ưa thích, ăn ngon". Và ta tác ý câu khác nữa: "Thân, thọ, tâm và các pháp nầy đều là do duyên hợp, không có gì là ta, là của ta, là bản ngã của ta, nên từđây về sau ta không được chấp ngã, coi trọng ngã, yêu quí ngã, lo lắng cho ngã".
c/. Giải thoát sợ loài vật: Ta nên quan sát các loài vật đều hiền lành, không có loài vật nào hung ác. Chúng cắn ta chỉ vì bảo vệ sự sống của chúng mà thôi. Khi bị dậm, đạp lên, chúng đau đớn mà phản ứng, bảo tồn sự sống nên mới cắn chúng ta. Vì nghiệp báo khác nhau nên chúng có những hình dạng, màu sắc khác nhau khiến cho ta thấy có loài rất đáng sợ, có loài   thì không. Muốn không sợ hãi, ta nên dùng pháp hướng như lý tác ý: "Tâm đừng nên sợ rắn, rắn không cắn người hại người hiền đâu. Ta là người hiền, tu theo đạo Phật, ta không làm ác, làm hại, làm khổđau chúng sanh, thì quyết chắc không bao giờ có ác thú và rắn độc hại ta được. Ta hãy bình tĩnh và không bao giờ sợ hãi nữa".
Giải thoát sợ ma: Nếu tâm thường hay sợ ma và bóng đêm thì ta nên nhắc: "Đức Phật đã dạy thế giới siêu hình không có, tức là không có linh hồn người chết, mà đã không có linh hồn người chết thì ma là cái gì? Ta quyết định không sợ ma. Vậy không có ma, ma chỉ là một bóng dáng tưởng tượng của người còn mê tín lạc hậu mà thôi. Từ nay tâm ta không được sợ ma nữa. Phải dạn dĩ, can đảm và chẳng hề sợ gì cả".
d/. Quán nhân quả: Kế tiếp con phải tu tập nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả và tư duy, tìm cách để hàng phục những hành động ác của thân, miệng, ý của mình, để hàng ngày chuyển hoá những hành động ác trở thành những hành động thiện. Và nhờ biết chuyển hoá như vậy, nên chuyển hoá được nghiệp báo khổ đau, tật bệnh, tai nạn và chuyển hoá cả nghiệp báo của luân hồi sanh tử được nhẹ nhàng, thoải mái 30 phút cuối cùng của thời công phu: Tu Định Niệm Hơi Thở cùng với pháp hướng như lý tác ý về Vô Lậu.
Trước tiên, ta phải ngồi kiết già, lưng thẳng, dùng pháp hướng tâm như lý tác ý: "Sáu thức phải bám chặt vào tụđiểm, biết hơi thở ra vô cho rõ ràng". Hướng tâm xong rồi, hít một hơi thở dài, chậm chậm để gom tâm, kế tiếp thở hơi thở bình thường, khoảng 5 hơi thở thì lại hướng tâm một lần: "Tôi thở, tôi biết tôi đang thở". Khi hướng tâm, lại tiếp tục 5 hơi thở nữa. Từđây về sau, cứ sau 5 hơi thở bình thường thì một lần tác ý, tuần tự theo các câu pháp hướng như sau (tu tập Định Vô lậu):
• Quán ly tham, tôi biết tôi đang hít vô; quán ly tham, tôi biết tôi đang thở ra.
• Quán ly sân, tôi biết tôi đang hít vô; quán ly sân, tôi biết tôi đang thở ra.
• Quán từ bỏ tâm si, tôi biết tôi đang hít vô; quán từ bỏ tâm si, tôi biết tôi đang thở ra.
• Quán từ bỏ ngã mạn, tôi biết tôi đang hít vô; quán từ bỏ ngã mạn, tôi biết tôi đang thở ra.
• Quán từ bỏ tâm nghi, tôi biết tôi hít vô; quán từ bỏ tâm nghi, tôi biết tôi thở ra.
Trên đây là phần quán lìa Ngũ Triền Cái (Năm thứ ngăn che). Ghi nhớ là sau mỗi câu pháp hướng thì thở 5 hơi thở bình thường (không có một tạp niệm nào xen vô).
Tiếp theo, ta lại thực tập quán lìa Thất Kiết Sử (Bảy thứ buộc ràng) giống như trên, sau mỗi câu pháp hướng thì thở 5 hơi thở bình thường:
• Quán từ bỏ ái kiết sử, tôi biết tôi hít vô; quán từ bỏ ái kiết sử, tôi biết tôi thở ra.
• Quán từ bỏ sân kiết sử, tôi biết tôi hít vô; quán từ bỏ sân kiết sử, tôi biết tôi thở ra.
• Quán từ bỏ thân kiến kiết sử, tôi biết tôi hít vô; quán từ bỏ thân kiến kiết sử, tôi biết tôi thở ra.
• Quán từ bỏ nghi kiết sử, tôi biết tôi hít vô; quán từ bỏ nghi kiết sử, tôi biết tôi thở ra.
• Quán từ bỏ mạn kiết sử, tôi biết tôi hít vô, quán từ bỏ mạn kiết sử, tôi biết tôi thở ra.
• Quán từ bỏ hữu tham kiết sử, tôi biết tôi hít vô;, quán từ bỏ hữu tham kiết sử, tôi biết tôi thở ra.
• Quán từ bỏ vô minh kiết sử, tôi biết tôi hít vô; quán từ bỏ vô minh kiết sử, tôi biết tôi thở ra.
Tiếp theo, ta lại quán chiếu thân, thọ, tâm, pháp (Tứ Niệm Xứ) không phải là ta, là của ta, là tự ngã của ta. Trước hết là quán thân (nhớ thở 5 hơi bình thường sau mỗi câu hướng tâm):
• Thân nầy không phải là ta, tôi biết tôi hít vô; thân nầy không phải là ta, tôi biết tôi thở ra.
• Thân nầy không phải của ta, tôi biết tôi hít vô; thân nầy không phải của ta, tôi biết tôi thở ra.
  • Thân nầy không phải là tự ngã của ta, tôi biết tôi hít vô; thân nầy không phải là tự ngã của ta, tôi biết tôi thở ra.
Sau khi quán thân xong, ta tiếp tục quán thọ, với ba câu pháp hướng tương tự như trên (Cảm thọ không phải là ta, là của ta, và tự ngã của ta...) 5 hơi thở sau mỗi câu hướng tâm. Quán thọ xong, thì quán tâm. Quán tâm xong thì quán các pháp, cũng tương tự như trên, với 5 hơi thở sau mỗi câu hướng tâm.
o Điều quan trọng cần nhớ là lúc nào ta cũng phải nương theo hơi thở khéo tác ý như vậy, thì sự lợi ích và kết quả rất lớn cho hành giả.
Sau khi tu Định Niệm Hơi Thở câu hữu pháp hướng vô lậu về thân, thọ, tâm, pháp xong, ta lại tiếp tục tu tập Định Niệm Hơi Thở và câu hữu pháp hướng vô lậu thân, thọ, tâm, pháp như sau (quán thân, thọ, tâm, pháp theo hơi thởđi kèm với vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh):
• Thân nầy vô thường, tôi biết tôi hít vô; thân nầy vô thường, tôi biết tôi thở ra.
• Có thân là khổ, tôi biết tôi hít vô; có thân là khổ, tôi biết tôi thở ra.
• Thân nầy vô ngã, tôi biết tôi hít vô; thân nầy vô ngã, tôi biết tôi thở ra.
• Thân nầy bất tịnh, tôi biết tôi hít vô; thân nầy bất tịnh, tôi biết tôi thở ra.
Quán thân xong thì ta quán thọ, rồi quán tâm, và sau cùng là quán pháp cũng tương tự như trên với 5 hơi thở sau mỗi câu pháp hướng.
Trong thời gian tu tập chúng ta đều phải nương theo hơi thở và khéo léo, thiện xảo như lý tác ý như vậy thì chúng ta sẽ thấy kết quả thân tâm an lạc vô cùng.
Cuối cùng, nên nhớ kỹ cứ cách 5 hơi thở thì phải hướng tâm nhắc một lần: "Cảm giác toàn thân an lạc tôi biết tôi hít vô; cảm giác toàn thân an lạc, tôi biết tôi thở ra". Rồi lại tiếp tục 5 hơi thở nữa và hướng tâm: "Cảm giác toàn tâm an tịnh, tôi biết tôi hít vô, cảm giác toàn tâm an tịnh, tôi biết tôi thở ra". Rồi lại tiếp tục 5 hơi thở nữa và hướng tâm nhắc: "Tâm như cục đất, tôi biết tôi hít vô, tâm như cục đất, tôi biết tôi thở ra".

MƯỜI ĐIỀU TÂM NIỆM

(do chúng tôi góp nhặt từ các pháp thoại của Thầy) 1/. U Tập ít nói, tư duy rồi mới nóiU . Dè dặt trong lời nói. Không nói chuyện tào lao, bàn chuyện người khác ( nhất là chuyện riêng của các vị xuất gia).
2/. U Thường giữ gìn ý tứ khi làm việc, hay tiếp xúc với mọi ngườiU . Hành động phải ôn tồn, nhã nhặn, từ ái.
3/. U Thường sống một mình, và hướng tâm sống độc cư một mìnhU . Luôn luôn giữ tâm vô sự và hướng tâm đến vô sự.
4/. U Phải biết sống một đời sống an vui, thanh thản, không làm khổ mình, khổ ngườiU . Sống thanh thản trước những biến cố của nhân quả và luôn luôn lúc nào cũng làm chủ nhân quả.
5/. U Biết xấu hổ với những điều sơ xuấtU . Tự thẹn với những việc làm ác (Tại sao mình quá yếu hèn, không ngăn nổi được ác pháp trong tâm?).
6/. UĐừng nên tự mãn ở sự tu tập của mìnhU , vì sự tu tập còn xa. Sự ly dục, ly ác pháp mình còn nhiều, không phải bao nhiêu đó là được.
  7/. UĐừng có nhắm vào thiền địnhU mà chẳng có định gì được cả. Phải nhắm vào đức hạnh và giới luật để xả tâm, ly ác pháp. Nên nhớ, nền tảng của Thiền Định là chỗ ly dục, ly bất thiện pháp. Chín mươi phần trăm giáo lý Phật dạy là ly dục, ly bất thiện pháp.
8/. Muốn tu tập ba đức (nhẫn nhục, tuỳ thuận, bằng lòng), ba hạnh (ăn, ngủ, độc cư) thì U phải triển khai trí tuệ nhân quảU , xét thấy đáo nhân quả.
9/. U Phải dẫn tâm vào một đối tượng mà tâm ưa thíchU , nhưđọc kinh, ưa thích các pháp tu, tư duy các lỗi lầm, hay quán xét đề mục, mới mong chiến thắng được sự thuỳ miên, hôn trầm.
10/. U Có lòng tin sâu xa nơi Phật và giáo pháp của Ngài là thật giải thoátU , làm chủ sự sống chết, chấm dứt luân hồi. Chính U lòng tin mãnh liệtU giúp chúng ta mạnh tiến trên đường giải thoát.

CÓ PHÁP TU NÀO ĐÚNG ĐẮN, KHÔNG RƯỜM RÀ ĐỂ DIỆT NGÃ XẢ TÂM, NHẬP BỐN THÁNH ĐỊNH?

Có chứ! Con chỉ cần tu Định Chánh Niệm Tỉnh Giác và Định Vô Lậu. Khi xả sạch tâm lậu hoặc thì đạo lực của con có đủ sức nhập Bốn Thánh Định (Sơ Thiền cho đến Tứ Thiền) và còn thực hiện đầy đủ Tam Minh (Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh, Lậu Tận Minh).

GOM TỤ ĐIỂM TẠI ĐÂU?

Khi mới tu, chưa tạo được tụ điểm thì có thể gom tâm vào đầu chóp mũi. Với người thực tập lâu ngày thì gom tâm và sáu căn tại nhân trung. Không được dời qua, dời lại, dời lên, dời xuống.
Khi bắt đầu ngồi kiết già, con thở 10 hơi bình thường rồi tác ý gom tâm vào tụđiểm, bắt đầu thở chậm, nhẹ đúng 10 phút thì xả. Tu như vậy là tu đúng, rất có chất lượng. Bắt đầu từ căn bản nầy, con nên nổ lực tu tập mà tiến dần lên 20 phút, rồi 30 phút đạt cho được trạng thái yên lặng (diệt tầm tứ).

NHẬP THẤT

Nhập thất có nhiều giai đoạn:
1/. Giai đoạn phòng hộ.
2/. Giai đoạn xả ly (tỉnh giác chánh niệm)
3/. Giai đoạn định (Tứ Thánh Định)
4/. Giai đoạn tuệ (Tứ Như Ý Túc)

Hai giai đoạn đầu nhập thất trong mọi hoàn cảnh, mọi đối tượng, làm mọi sự việc. Hai giai đoạn sau nhập thất nơi hoang vắng (ẩn tu).
Người mới tu, tâm chưa xả (ly dục, ly ác pháp) mà vội vào nhập thất tức là tránh duyên, tránh cảnh. Đó là hình thức ức chế tâm, nén tâm, khi tiếp duyên, tiếp cảnh thì tâm nào (tham, sân, si) tật nấy (lòng dục) vẫn còn nguyên, và cường độ còn mạnh hơn trước.
  Người mới tu, theo Đức Phật dạy, phải ngay "thân hành niệm" mà tu, thân làm gì thì ý phải tập trung vào việc làm ấy.
Người mới tu phải tu tập trao dồi thân tâm trong các đối tượng, mọi hoàn cảnh, mọi sự việc để xả tâm ly dục, ly ác pháp.
Người mới tu phải lấy lao động làm sự tu tỉnh giác thì tỉnh giác ấy tu tập dễ dàng. Người mới tu mà không lao động thì dễ rơi vào vô ký, thuỳ miên, hôn trầm, sanh ra lười, mệt mỏi, bần thần, thích ngủ, thích ăn, thích chạy theo dục lạc.
Người mới tu mà quá say mê trong lao động, tìm việc làm hoài (mê việc làm) thì đó là tu sai.
Người mới tu phải thấy sự xả tâm là điều quan trọng. Nếu không thấy được điều nầy mà cứ nhập thất tu tập ức chế tâm thì tu tập chẳng đi đến đâu, chỉ uổng cho một đời mang tiếng tu hành.
Người tu tập để ly dục, ly ác pháp được thì mới nhập thất ở nơi hoang vắng một mình không làm gì hết, hằng ngày nổ lực rèn luyện đạo đức đểđiều khiển được sống chết và chấm dứt tái sanh luân hồi.
Như Ông Mục Kiền Liên đã xả ly dục và ác pháp, Ông mới xin Phật vào cư trú nơi khu rừng hoang vắng để tu tập rèn luyện đạo đức. Nhờ Phật trực tiếp chỉ dạy Ông mới nhập được các định và dùng đạo lực thể hiện các thần thông. Vì thế trong đệ tử của Phật, Ông là người đệ nhất thần thông.
Chỉ khi nào tâm xả ly dục lạc thế gian thì lúc bấy giờ mới nhập thất, không lao tác, tập luyện "Tứ Như Ý Túc".
Tâm chưa xả ly dục và ác pháp mà vội vào thất thì chẳng khác nào như người yếm thế trốn đời, chẳng có ích lợi gì cho đời. Người tu như vậy là người chưa rõ cách thức tu. (II/ 156-57)

NHẬP TỨ THIỀN, TỊNH CHỈ HƠI THỞ THÌ CÁC TẾ BÀO KHÔNG SỐNG ĐƯỢC

Khi người nhập Tứ Thiền thì hơi thở"tịnh chỉ". Mà hơi thởđã ngưng thì tất cả các hoạt động trong thân đều ngưng hoạt động hết. Máu dừng lại nhưng không đông đặc, hơi ấm trong người còn, không mất, những tế bào não từ lâu đã hoạt động cùng với nhịp thở thì hiện giờ đều ngưng hết. Những phần tế bào nào từ lâu chưa hoạt động thì bây giờ nó mới bắt đầu hoạt động. Vì thế mà hơi ấm trong người không mất, sáu căn không bị hư hoại, thân mới phục hồi lại dễ dàng.
Khi người tu tập nhập Tứ Thiền, đó là giai đoạn đánh thức tế bào não mà từ lâu nó chưa hoạt động. Khi nó chịu hoạt động thì hơi thở chúng ta mới tịnh chỉ; lúc bấy giờ chúng ta mới nhập Tứ Thiền.
Cái hay của đạo Phật là chỉ dùng pháp hướng mà không dùng ức chếđiều khiển. Điều khiển, sai khiến bằng một lực vô hình của tâm, vừa tịnh chỉ hơi thở thì vừa đánh thức tế bào não.
Cách thức tu tập nầy rất là khoa học, không có khổ công tu tập như thiền Yoga. Thế mà vi diệu, hy hữu, ít có pháp môn nào sánh kịp.

NGƯỜI NHẬP ĐỊNH LÂU NGÀY CHO ĐẾN 5, 10 NĂM THÌ RÂU, TÓC VÀ MÓNG CÓ MỌC DÀI KHÔNG?

Khi một người nhập định lâu ngày (diệt thọ, tưởng định) thân hành, khẩu hành, ý hành đều ngưng nghỉ hoàn toàn thì các tế bào cũng ngưng hoạt động. Râu, tóc, móng tay, móng chân cũng ngưng mọc. Tại sao? Tại vì toàn bộ ngũ uẩn ngưng nghỉ, thì luật vô thường không còn tác động vào thân này được nữa dù hành giả nhập định một ngàn năm vẫn giữ cơ thể như mới nhập định. Thế nên luật vô thường biến hoại cơ thể con người khi toàn thân con người còn hoạt động. Khi toàn thân ngưng hoạt động thì cơ thể không biến hoại thay đổi nữa. Vì thế râu, tóc ngưng mọc. Nếu râu, tóc, móng tay, móng chân còn mọc tức là cơ thể vô thường, còn đổi thay từng giờ từng phút.
Bên Trung Quốc, thời nhà Đường có câu chuyện huyền thoại một vị thiền sư nhập định một ngàn năm, móng tay, móng chân, râu, tóc ra dài quấn quanh mình của thiền sư. Nếu không có người nhập định được thì câu chuyện nầy cũng tin là có thật. Phải nói đây là bọn đại bịp. Vua chúa nhà Đường bịa đặt ca ngợi Thiền Tông nhưng không có kinh nghiệm nhập định nên tưởng tượng, bịa đặt ra như thế. Họ không ngờ luật vô thường không thể nào chi phối được hành giả nhập "Tứ Thánh Định" chứ chưa nói tới "Diệt thọ tưởng định".
Nhập thiền định Đông độ thì thân hành, khẩu hành, ý hành đều không ngưng nghỉ nên móng tay, móng chân, râu, tóc mọc như người bình thường. Do đó mới biết Thiền Đông độ không làm chủ"sanh, lão, bệnh, tử". Đây là một loại thiền lạc vào pháp tưởng cho nên các tế bào trong thân vẫn phát triển bìng thường (râu, tóc... mọc).

QUÊN CÂU PHÁP HƯỚNG

Khi con quên câu pháp hướng có nghĩa là con chọn quá nhiều câu pháp hướng, cho nên khi tu thì con lại quên đi. Con nên chọn câu pháp hướng nào nhắm vào đích mà mình muốn tu đạt được. Chỉ cần một câu ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩa, đập, phá, xả, đoạn dứt các pháp hay tâm dục mà con chưa phá được.
Ví dụ: con tu định niệm hơi thở, hoặc chánh niệm tỉnh giác định mà vọng tưởng cứ xen vào làm con thất niệm hơi thở thì có hai cách đặt pháp hướng là:
1/. Nhắc tâm: "Hơi thở vào tôi biết hơi thở vào, hơi thở ra, tôi biết hơi thở ra".
2/. Truyền lệnh tâm: đây "Vọng tưởng phải dừng, không được xen vào".
Có thể dùng pháp hướng ngắn hơn cho dễ nhớ:
1. Nhắc tâm: "Hơi thở vô, hơi thở ra".
2. Truyền lệnh tâm: "Vọng tưởng dừng".

CÂU PHÁP HƯỚNG ĐÚNG

Tu mà không có nhiệt tâm, không có nghị lực, không gắng sức, hoặc chọn câu pháp hướng không đúng đặc tướng của mình, dùng câu pháp hướng không đúng chỗ, không đúng trạng thái đối tượng tâm thì chẳng mang lại hiệu quả gì.
Trái lại, nếu khi tu dùng câu pháp hướng rõ ràng, mạch lạc, không nhầm lẫn, thong thả, khoan thai, không vội vàng, gấp gáp, đúng đối tượng tâm trạng thì hiệu quả đến ngay liền.

VÀI ĐIỀU CẦN NHỚ VỀ THAM, SÂN, SI

1/. Ly ngũ dục lạc chưa hẳn là đã ly tâm tham. Còn ăn, uống, ngủ nghỉ phi thời thì dù có tu định vô lậu cũng không đoạn dứt được tâm tham.
2/. Làm sao biết được người tu hết sân? Khi người tu hết sân thì trước đối tượng lời nói ôn tồn, nhã nhặn, nhẹ nhàng, êm dịu. Khi tu không có đối cảnh thì diệt tâm sân bằng pháp hướng.
3/. Người phá được tâm si, sức tỉnh thức cao nên ngủ ít ,không ngủ phi thời và ngủ đúng giờ. Khi toạ thiền, người ấy cũng không bị hôn trầm, thuỳ miên, vô ky.

CÁC PHÁP DUYÊN HỢP

Các pháp đều do duyên hợp mà thành, nên phải chịu luật vô thường, biến dịch, không có một cái gì thường hằng, bất biến trong thế gian nầy mãi mãi. Nếu ai nghĩ rằng trên hành tinh nầy có một vật gì thường hằng, bất biến, thì vật đó chỉ là sự tưởng tri của họ mà thôi. Nếu có một vật thường hằng bất biến thì các pháp duyên hợp không bao giờ có. Các pháp duyện hợp không có thì luật nhân quả không có. Luật nhân quả không có thì luật âm dương cũng không có, và vạn vật cũng không sanh sôi nẩy nở được. Nếu vạn vật trên hành tinh nầy không có thì đạo Phật ra đời để làm gì?
Xét tận cùng thì do duyên hợp mới tạo ra vòng quay nhân quả và đạo Phật ra đời giúp loài người chủđộng điều khiển nhân quả, đoạn dứt các pháp duyên hợp để chấm dứt cảnh luân hồi, khổđau của kiếp người. (IV/178)

BẢN THỂ TUYỆT ĐỐI

Với trí hữu hạn của con người mà đòi hiểu bản thề tuyệt đối của vạn hữu, cũng như dùng mắt thường mà muốn tìm thấy vi trùng trong ly nước. Vậy mà con người vẫn không nhận ra điều ấy, lại dùng tưởng tri để hiểu. Họ hiểu sai tất cả mà cứ ngỡ rằng mình hiểu đúng, rồi đem truyền dạy cho người khác cũng hiểu như mình. Từđó thế giới tưởng thành hình, mọi người ai cũng tôn thờ, cung kính, xem như thế giới vĩnh hằng bất biến của loài người.
Người xả tâm sạch không phải đạt được bản thể tuyệt đối mà chỉ mới làm chủ tâm mình (ly dục, ly ác pháp). Đối với đời sống hằng ngày họ không còn phiền não, đau khổ, thương ghét, hận thù, v.v... Trong bốn cái khổ của kiếp người, họ mới làm chủđược một cái (sanh). Trên đường đi đến cứu cánh giải thoát, họ còn phải tu tập nhiều nữa.
Bản thể tuyệt đối mà các tôn giáo và các pháp môn khác đề cập đến đều là tưởng giải của họ mà thôi. Người tu Phật phải luôn luôn ghi nhớ rằng "mục đích của sự tu tập là để giải quyết bốn nỗi khổ của kiếp người là sanh, già, bệnh, chết".
Sau khi giải quyết bốn cái khổ của kiếp người xong thì Đức phật xác định: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc làm đã làm xong, không còn trở lui trạng thái nầy nữa". Đến đây chắc có người sẽ hỏi: "Còn có cái gì không?" Nếu nói còn là chấp thường, chấp ngã, nếu nói không thì chấp đọan. Bởi vì với trí hữu hạn, con người không nên tìm hiểu xa hơn, mà chỉ biết tu tập như thế nào để thoát khổ của kiếp người là hạnh phúc lắm rồi. Mục đích của đạo Phật là như vậy, còn tìm hiểu thêm thì hiểu sai, mà hiểu sai thì lại sanh ra chấp đắm, tạo nhiều đau khổ và còn đau khổ nhiều hơn.
  Chính vì hiểu sai sự vật (vô minh), nên con người đã lầm chấp thế giới hữu hình và thế giới vô hình là thật có, và tạo ra muôn vàn đau khổ. Bây giờ thoát khổ rồi mà lại hỏi còn có khổ nữa hay không thì thật là điên đảo hết chỗ nói. Ở chỗ nầy, với trí phàm phu, ai muốn hiểu sao cũng được. Chỉ có người tu hành, khi đạt đến đó được thì mới hiểu rõ ràng. Kẻ không tu mà muốn biết, cố tìm hiểu cũng chỉ là hiểu tưởng mà thôi (hiểu sai bét), và sự hiểu sai đó tạo ra sự mê tín, lạc hậu của con người cổ xưa, mà đức Phật, cách đây 2544 năm đã nói trong bài kinh "Pháp Môn Căn Bản". Bây giờ, sang thế kỷ 21, chẳng lẽ ta cũng còn sống trong tưởng tri nữa hay sao? Cũng còn lạc hậu như xưa hay sao?

LINH HỒN

Trong giáo ý đạo Phật dạy rằng con người do năm duyên hợp lại mà thành, cho nên gọi là thân ngũ uẩn. Khi người chết thì năm uẩn nầy tan mất, thân tứ đại nầy trở về với cát bụi, hư vô, không còn sót một vật gì thường hằng (linh hồn, hay Phật tánh). Đứùc Phật đã xác định rõ trong bài kinh như vậy thì làm sao có hồn siêu, phách lạc, ở cây cả, bóng cao, cầu ao, bóng mát, đi đây, đi đó khắp nơi. Đó là một sự mê tín trong nhân gian. Với trí hữu hạn của con người, ta không làm sao biết thế giới siêu hình được, nên phải tưởng ra như vậy. Còn các nhà tôn giáo tu hành chẳng tới đâu, rồi cũng dựa vào sự mê tín lạc hậu cuả dân gian ấy, xây dựng tôn giáo của mình có một thế giới thần tiên (chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, v.v...).
Quả là một thế giới siêu hình đầy hạnh phúc, và cũng là niềm ước mơ của loài người. Nhưng đó chỉ là thế giới tưởng mà thôi.
Đã là thế giới thần tiên tràn đầy hạnh phúc và an lạc, thì phải có thế giới địa ngục. Mà đã có thế giới điạ ngục thì phải có thế giới ma quỉ, linh hồn người chết, có cô hồn, các đảng vất vưởng trên cây cao, bóng cả, cầu ao, bóng mát. Phần nhiều người ta nghĩ rằng những linh hồn chết oan không đi đầu thai được nên phải ở cây cao, bóng mát như vậy.
Thật ra, thế giới siêu hình là hình bóng của thế giới hữu hình. Thế giới hữu hình mà chúng ta đang hiểu biết bằng tưởng tri, thì thế giới siêu hình cũng hiểu biết như vậy. Do đó chúng ta biết rằng thế giới hữu hình và thế giới siêu hình là thế giới tưởng (thế giới không có thật). Vì sự lầm chấp con người cứ tưởng rằng thân ngũ uẩn nầy là của mình, là có thật. Vì nghĩ rằng trong thân nầy có một linh hồn bất biến từ vô thủy, và nó là bản ngã của mình. Vì thế, nếu ai động đến thân tâm của ta thì ta sẽăn thua đủ, không nhịn ai hết. Nếu sức yếu thế cô thì ta ấm ức, tức giận không bao giờ nguôi. Cũng từ sự hiểu biết của tưởng tri mà ta tưởng ra rằng con người chết, nhưng linh hồn không chết. Khi mất thân, linh hồn không còn chỗ nương tựa, nên hồn siêu, phách lạc, đi khắp đó đây. Hoặc đoạ xuống địa ngục, thọ nhiều cực hình, chịu nhiều tội khổ, chờ đến khi mãn hạn mới tái sanh luân hồi, làm thân chúng sanh, hoặc làm người. Cũng trong bài kinh Pháp Môn Căn Bản, đức Phật đã xác định:
"Người ta tưởng tri sinh vật là sinh vật... (có thật). Người ta tưởng tri chư thiên là chư thiên...
(có thật). Người ta tưởng tri phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên là phi tưởng phi phi phi tưởng xứ thiên.... Người ta tưởng tri đồng nhất là đồng nhất.... Người ta tưởng tri sai biệt là sai biệt.... Người ta tưởng tri Niết Bàn là Niết Bàn...".
Qua đoạn kinh trên chúng ta thấy rõ con người đang sống trong thế giới tưởng mà cứ tưởng rằng có thật. Vì cứ tưởng là có thật cho nên người ta mới đau khổ. Vì nghĩ rằng Niết Bàn có thật, nên người ta nghĩ đến tự ngã như Niết Bàn (Phật tánh có bốn đức của Niết Bàn là:
thường, lạc, ngã, tịnh). Thế nên Phật dạy: "Người ấy tự nghĩ Niết Bàn là của ta, rồi sanh ra hỷ dục Niết Bàn", tức là ham thích cảnh giới Niết Bàn. Phật dạy tiếp: "Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri Niết Bàn", nghĩa là chẳng hiểu gì về Niết Bàn cả.
Đọc bài kinh nầy, chúng ta thấy đức Phật xác định rõ ràng con người từ chấp ngã, chấp tâm, linh hồn, Phật tánh, bản thể vũ trụ, cho đến 33 cõi trời và cảnh giới Niết Bàn, tất cả đều do tưởng ấm tạo ra. Từđó con người dùng tưởng tri và ý thức để hiểu các pháp, chớ thật sự các pháp không có thật. Thế giới siêu hình là thế giới lầm chấp của con người. Thật sự nó không có, nó chỉ là một hình bóng của tưởng uẩn mà thôi. (IV/102-107)   Trong tập kinh Tăng Nhất A hàm, tập I, trang 455 Đức Phật dạy: "Này các tỳ kheo, Không có sắc nào còn tồn tại mãi ở đời mà không biến đổi, cũng không có thọ, tưởng hành, thức nào thường hằng còn mãi ở đời mà không biến đổi. Này các tỳ kheo! Nếu có cái thức (linh hồn, Phật tánh, bản lai diện mục, thần thức, v.v...) hằng còn mãi ở đời mà không biến đổi thì người tu phạm hạnh (tu theo đạo Phật: giới, định, tuệ) chẳng phân biệt được thiện ác và chẳng có thể dứt hết khổ.... Nếu còn một chút xíu đất trên đầu móng tay ta, không thay đổi, thường hằng, thì người tu phạm hạnh chẳng thể chấm dứt được đau khổ". (IV/111, 112)

CẬN TỬ NGHIỆP

Vừa rồi, chúng tôi được đọc một cuốn sách tựa đề "Sự Sống sau Khi Chết". Đọc xong cuốn sách nầy, nếu người nào không tu tập theo giáo lý Nguyên Thủy của đạo Phật và không có chứng nghiệm pháp hướng tâm, thì chắc chắn phải tin rằng có thế giới siêu hình. Toàn bộ cuốn sách, tác giả đã lượm lặt những mẫu chuyện "cận tử nghiệp". Tác giả này chưa bao giờ tìm hiểu Phật giáo; và nếu bây giờ có tìm hiểu và nghiên cứu Phật giáo thì ông ta vẫn hiểu lầm lạc, vì một đám mây mù của giáo pháp đại thừa đã che phủ và lấp kín lời dạy của đức Phật.
Những mẫu chuyện cận tử nghiệp của bao nhiêu người lâm sàng trên giường bệnh trong bệnh viện, đều cho đó là trạng thái của cuộc sống sau khi chết. Họđâu biết rằng trong thân tứđại này, khi con người còn sống có cả hai thế giới hữu hình và vô hình, nhưng khi thân tứ đại này chết, thì cả hai thế giới đều diệt. Khi thân này còn sống, cái gì hoạt động trong thế giới hữu hình? Và cái gì hoạt động trong thế giới vô hình?
Khi còn sống, con người hoạt động trong thế giới hữu hình bằng "sắc thức". Sắc thức gồm có sáu thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức; còn hoạt động trong thế giới vô hình thì chỉ bằng "tưởng thức".
Bình thường, hằng ngày chúng ta sống làm mọi việc, thì ý thức điều khiển hoạt động do ý căn (bộ óc và thần kinh). Khi ý thức ngưng hoạt động giống như người đang ngủ, thì tưởng thức hoạt động, sinh ra giấc mộng (chiêm bao), cũng do ý căn (bộ óc và hệ thần kinh).
Cho nên, nếu một người bị bệnh tim, gan, phèo, phổi, v.v... một trong những bộ phận đó ngưng hoạt động, được xem như chết, nhưng thật sự chưa chết hẳn. Ý thức ngưng hoạt động, hơi thở dừng, tim không đập, nhưng hệ thần kinh tưởng còn hoạt động, tức là tưởng thức hoạt động (chiêm bao). Giấc chiêm bao đó gọi là "cận tử nghiệp". Hằng ngày trong cuộc sống, họ ưa thích làm những điều ác, thiện, đi chùa, nhà thờ, cúng bái, tụng niệm, ngồi thiền, ước vọng được sanh lên Thiên Đàng gặp Chúa, được vãng sanh về Cực Lạc Tây phương, gặp đức Phật A Di Đà, được thấy hào quang, ánh sáng của chư Thiên, chư Phật, Bồ Tát v.v.... Đó là những người được theo các tôn giáo và được giáo pháp của các tôn giáo ghi những ấn tượng vào đầu óc của họ, bằng những hình ảnh Chúa, Phật, ánh sáng, hào quang, hoa sen, thì cận tử nghiệp của họ sẽ thể hiện giấc mộng y như hình ảnh đó. Lợi dụng cận tử nghiệp, Tịnh Độ Tông sử dụng hộ niệm để giúp người sắp chết, thực hiện giấc mộng trực vãng Tây phương. Tịnh Độ tông nghĩ rằng nghiệp cuối cùng (cận tử nghiệp) có thể thực hiện được những ước ao và ý nguyện của con người lúc còn sống.
Đó là về phần của những người có tôn giáo. Còn những người không tôn giáo, thì cận tử nghiệp thực hiện giấc mộng theo tâm ham muốn danh lợi, thương yêu, mến tiếc, giận hờn, tức tối, thù hận, căm ghét, la hét, sợ hãi, v.v... Đó là hững điều làm ác, ngược lại làm thiện thì cũng thấy cảnh vui tươi, hoan hỷ, sung sướng, v.v...
Vì huân tập thành thói quen (nghiệp lực), lúc sắp chết, tưởng thức hoạt động từa tựa như giấc chiêm bao. Giấc chiêm bao chỉ có sáu thức ngưng hoạt động, còn toàn bộ cơ thể đều hoạt động bình thường. Người sắp chết cũng ở trong trường hợp nầy. Sáu thức ngưng hoạt động là do một tạng phủ nào bị hư hoại, không hoạt động được, chớ không giống như người ngủ chiêm bao.
  Đó là tưởng thức hoạt động, nên thấy mình xuất hồn ra khỏi thân và thấy thân đang nằm trên giường bệnh, các y, bác sĩ đang làm hô hấp, cứu chữa. Lúc bấy giờ, duyên năm uẩn chưa phân ly, nên tưởng thức hoạt động, bệnh nhân như nằm mộng, thấy hào quang, ánh sáng, chư Thiên Thần, chư tiên, chư Phật, chư Bồ tát, Ngọc Hoàng, Thượng Đế, quỉ sứ, ngưu đầu, mã diện, vua Diêm La, v.v... Nhờ hô hấp cứu chữa của y, bác sĩ, bệnh nhân tỉnh lại, giống như một giấc mộng, và kể lại cho những người thân nghe: "chắc chắn có sự sống sau khi chết". Con người không ngờđó là một hình bóng, do tâm ước muốn mà tưởng thức thể hiện qua giấc mộng.
Nếu thật sự năm duyên ngũ uẩn phân ly, tan rã thì chẳng còn gì là của ta nữa hết, chỉ còn lưu lại nghiệp thiện, nghiệp ác, rồi cũng theo vô minh (tương ưng với vô minh theo hành động nhân quả của kẻ khác) mà tái sanh, luân hồi kiếp khác. Cứ mãi mãi như vậy, trôi lăn trong dòng nước nghiệp muôn kiếp, muôn đời.
Tóm lại, con người từ nhân quả sanh ra, sống trong nhân quả, và chết trở về nhân quả. Chẳng có thế giới siêu hình, chẳng có đấng tạo hoá nào cả, chẳng ai sanh ra chúng ta cả, và cũng chẳng có ai ban phước, giáng họa cho ta được. Nếu chính chúng ta biết dừng dòng nước nghiệp, thì tất cả tai nạn, bệnh tật, đau khổ và sự tái sanh, luân hồi đều chấm dứt.
(IV/125-130)

VỌNG TƯỞNG

Ý thức là một trong sáu thức của thân tứ đại: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Nếu gọi ý thức là tâm thì cũng không đúng. Chúng ta nên đặt thành vấn đề, nếu gọi ý thức là tâm thì nhãn thức cũng có thể gọi là tâm. Như vậy nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức cũng gọi là tâm. Nếu sáu thức đều là tâm thì tâm là sáu thức như vậy có cần gì phải gọi sáu thức nầy để làm chi? Cũng như tưởng thức, tự nó nghe, thấy, nếm, ngửi, cảm xúc và phân biệt mà không cần sáu căn. Còn sắc thức của thân tứđại thì cần đến sáu căn. Muốn nghe thì phải có nhĩ căn và nhĩ thức, muốn thấy phải có nhãn căn và nhãn thức, chứ không như tưởng thức được. Do đó ý thức không phải là tâm thức. Tâm thức là cái biết để thực hiện Tam Minh, chứ không phải như tưởng thức và sắc thức. Bởi khi Đức Phật sắp chứng đạo hoàn toàn, Ngài dẫn tâm đến Tam Minh, tức là dẫn tâm thức chứ không có dẫn sắc thức và tưởng thức. Như vậy, lúc bấy giờ, Đức Phật dùng tâm thức chứ không phải là dùng ý thức và tưởng thức.
Nếu nói tâm thức là vọng tưởng thì không đúng, còn nếu bảo sắc thức và tưởng thức là vọng tưởng thì cũng không đúng. Người ta đã lầm khi thấy niệm lăng xăng trong đầu (loạn tưởng) cho đó là tâm thức, ý thức, tưởng thức thì sai tất cả. Những niệm sanh khởi trong tâm của chúng ta là nghiệp nhân quả do tâm chúng ta huân tập lâu ngày đã thành thói quen (tạp khí), nên thường lăng xăng trong đầu của chúng ta. Chỗ nầy có rất nhiều người đã hiểu lầm lạc, vì thế nên khi tu hành cứ lo ức chế tâm cho hết vọng tưởng, ngồi thiền nhiếp tâm trong hơi thở, trong câu niệm Phật, trong mỗi hành động đi, đứng, nằm, ngồi, v.v... Vì hiểu sai, nên họ đã tu sai.
Muốn tâm không phóng dật, tức là không có vọng tưởng, thì phải biết gốc của vọng tưởng từ đâu mà có. Nó có từ nhân quả thiện ác, cho nên Đức Phật dạy: "Ngăn ác, diệt ác pháp, sanh thiện, tăng trưởng thiện pháp". Tu tập như vậy sẽ không có vọng tưởng , không có vọng tưởng tức là tâm không phóng dật.
Muốn khắc phục vọng tưởng thì không nên ức chế vọng tưởng trong tâm ta, mà phải dùng pháp Tứ Chánh Cần xả ly tâm tham, sân, si, mạn nghi và thất kiết sử thì vọng tưởng sẽ hết, tức là tâm không phóng dật. Tâm không phóng dật là tâm định trên thân, hay nói cách khác là tâm đã ly dục, ly ác pháp nhập Sơ Thiền. Tâm đã nhập Bất Động Tâm Định. (VIII / 307- 308)

QUẢ BÁO CÓ HAY KHÔNG?

Trong đời chúng ta đã chứng kiến có nhiều kẻ không tu hành, làm ác mà chẳng thấy quả khổ của họ, nên mọi người đâm ra nghi ngờ luật nhân quả. Họ đâu biết rằng luật nhân quả rất công bằng và công lý. Ai làm thiện thì hưởng phước, còn ai làm ác thì chịu quả khổ, không có một ai tránh khỏi. Chỉ có phước thừa của họ chưa hết, nên họ làm ác vẫn còn thấy được an vui, nhưng sự vui ấy chưa thật sự là an vui. Nếu chúng ta nhìn kỹ thì cái vui của họ là tiếng khóc, cái hãnh diện của họ là những ưu tư da diết trong lòng, chứ không phải là hạnh phúc đâu.
"Phước bất trùng lai, họa vô đơn chí". Người xưa đã nói như vậy (cái phước không có thể đến lần thứ nhì, trong khi cái hoạ, tai nạn thì có thể kéo tới dồn dập). Tức là họ đã có kinh nghiệm trong cuộc sống, nên đã nhận ra được luật nhân quả rõ ràng và cụ thể "vay một, trả mười". Nhân quả không những phải trả ở tương lai, trong kiếp khác, mà còn phải trả ngay trong kiếp hiện tại. Chỉ khi nào người tạo quả ác đã hết phước thì họ phải trả ngay liền. Còn quả ở vị lai thì nó đã trở thành nghiệp lực để tiếp tục tương ưng với nhân quả của người khác mà tái sanh vào môi trường sống xấu hơn, nếu họ làm ác nhiều, hoặc tốt hơn, nếu họ làm thiện nhiều.
Phật dạy: "Các pháp trong thế gian là do duyên hợp mà thành, nhưng sự thành hoại đều do hành động nhân quả mà có". Nhân quả có lúc hiện ra rất rõ, có lúc lại thấy như không có nhân quả. Nhưng chúng ta phải biết nhân quả lúc nào cũng đang chi phối loài người theo mỗi hành động của con người. Và vì vậy mà con người thấy có khổ, có vui, có giận hờn, thương, ghét, có buồn phiền, đau khổ, có oan ức, có hận thù, v.v... (VIII/ 293-296)

HAM TU CẢNH TỊNH

Tu mà còn thích cảnh này, cảnh kia, sống phải như thế này, sống phải như thế kia v.v....
Thích cảnh tịnh, sợ cảnh động, thích nhập thất ở không, thích ngồi thiền, thích khổ hạnh, thích giản dị, thích tự do và tự tại theo ý muốn của mình, v.v... Đó là cách tu theo lòng ham muốn của mình. Tu như vậy là tu tránh né cảnh và né các pháp, không bao giờ có sự giải thoát.
Tu là buông xả sựưa thích, ham muốn trước cảnh, trước pháp. Trước mọi cảnh, mọi pháp nào, tâm chúng ta phải buông xả cho được. Đó chính là tu tập thiền định của đạo Phật, còn không tu hành đúng như vậy là tu tà thiền, ngoaịđạo.
Con phải nhớ lấy cảnh động và dùng pháp hướng tâm như lý tác ý để giúp tâm con xa lìa ác pháp và lòng ham muốn. Nhờ đó tâm được an tịnh, đó là giải thoát ngay liền. Đó cũng là thiền định chơn chánh của đạo Phật. Đừng nên tránh né trốn cảnh mà tu, đừng nên lý luận "tâm còn yếu" để rồi tránh cảnh thì tu ngàn kiếp cũng chẳng ra gì!
Tu là phải nhiệt tâm, gan dạ, kiên trì, phải đầy đủ nghị lực, quyết chiến, quyết thắng. Phải đem hết sức lực mình ra chiến đấu đến tận cùng, để tâm hồn mới được thanh thản, an lạc và vô sự. Chỉ có những người nhiệt tâm, nhiệt huyết muốn ra khỏi cuộc đời đầy đau khổ thì việc tu tập này không còn khó khăn nữa. Con nên nhớ là người tu sĩ đạo Phật là một dũng tướng như Triệu Tử Long ở trận Đương Dương Trường Bản. Có như vậymới chiến thắng được nội tâm. (VIII/221-223)

CÁC PHÁP KHÔNG PHẢI CỦA TA

Trong kinh đức Phật dạy: thân nầy không phải của ta, thọ tưởng, hành, thức cũng không phải của ta; lục căn, lục trần cũng không phải của ta; cho nên nghiệp ác hay thiện cũng không   phải của ta. Chỉ vì không hiểu rõ (vô minh) ta mới lầm chấp là của ta. Do sự lầm chấp nầy, chúng ta mới bảo vệ nó, tạo ra nhiều điều ác khiến cho chúng ta phải chịu khổ từ kiếp nầy đến kiếp khác không hề dứt, trôi lăn trong sáu nẽo luân hồi.
Nhờ giáo pháp của đức Phật dạy, chúng ta mới hiểu rõ các pháp trong thế gian là do các duyên hợp mà thành, chứ không có vật gì thường hằng, vĩnh cửu. Đức Phật nói: "Nếu còn có một vật gì thường hằng như một chút xíu đất trong móng tay ta thì con người không thoát khỏi, và đạo ta cũng không xuất hiện ởđời".
Hiện giờ chúng ta đã ngộđược lý duyên khởi ấy, nhưng tu cho thân, thọ, tâm, pháp, lục căn, lục trần, lục thức thật sự không phải là ta, của ta, thì phải tu hết sức, và còn phải siêng năng, chuyên cần, tinh tấn, và với một nhiệt tâm tha thiết tìm cầu sự giải thoát. Nếu không nổ lực tu hành thì tất cả những thứ này, chúng ta đều cho là thật có, là ta, là của ta.
Khi muốn phá thân kiết sử này, ta phải sống một đời sống giới hạnh đầy đủ, phải độc cư trọn vẹn suốt 3 năm đến 5 năm, chớ không phải nói suông được. Hằng ngày, phải tu cho đúng pháp, đúng cách, đúng căn cơ, đặc tướng. Nếu tu không đúng pháp, đúng cách, đúng đặc tướng, căn cơ thì sẽ hoài công vô ích. Tất cả các pháp ấy vẫn bị dính mắc, đều là ta, là của ta. Nói thì rất dễ, nhưng bỏđược cái ta và của ta là rất là khó.
Tu cho đúng pháp Phật dạy thì nghiệp quả của thân không còn ý nghĩa gì cả, vì chuyển nghiệp quả khổ thành nghiệp quả phước báo, nên thảnh thơi, an lạc, vô sự. Còn tu sai thì muôn đời, nghìn kiếp nghiệp thân cứ mãi tái sanh luân hồi và phải chịu thọ khổ vô lượng kiếp.
Người ta gán cho đạo Phật là đạo Vô Ngã, nhưng thật ra, chúng ta nghiên cứu kỹ lại thì đạo Phật là đạo "Hữu Ngã thiện pháp" và "Vô ngã ác pháp". Do vậy, đức Phật xác nhận có hai lộ trình: "Có hai đường đi, một là đường ác, hai là đường thiện. Người làm ác từđường ác đến chỗ khổ, người làm lành dạo chơi đường lành đến chỗ vui" (Tăng Nhất A hàm, tập 3 trang 498). Đã đi trên con đường thiện thì làm sao gọi là vô ngã cho được? Thì làm sao là không ta, không của ta được?
Do những điều trên đâu mà chúng ta suy gẫm và tư duy biết rất rõ các pháp của Đức Phật thực hiện được, còn tất cả các pháp của Đại Thừa và Thiền Đông Độ chỉ là những ý thuyết suông như: "Phật tánh, vô ngã, vô sở đắc, ngã pháp đều không". Đó là những điều không thể làm được.

CÚNG DƯỜNG TIỀN CÓ PHƯỚC BÁO KHÔNG?

Trong giới luật Phật cấm các tu sĩ không được cất giữ tiền bạc. Người cất giữ tiền bạc thì bị tội xả đọa (Ni tát kỳ ba dật đề).
Phật tử vào chùa, lạy Phật, cúng tiền bạc dù một đồng cho đến hàng tỷ đồng đã không có phước báo mà lại phi công đức như sau:
1/. Khiến cho chư tăng ham mê tiền bạc mà quên giữ gìn Thánh hạnh của mình. Đó là phi công đức thứ nhất.
2/. Có tiền khiến cho chư tăng sa ngã, chạy theo dục lạc thế gian, sống hưởng thụ, không giữ gìn giới luật, khiến cho người đời khinh chê Phật pháp; và cũng vì vậy khiến cho Phật pháp suy đồi. Đó là phi công đức thứ hai.
3/. Có tiền khiến cho chư tăng chạy theo danh lợi, quên hạnh thiểu dục tri túc, phòng hộ sáu căn. Đó là phi công đức thứ ba.
  4/. Có tiền khiến cho chư tăng xây dựng chùa to Phật lớn, làm cho dính mắc vật chất, tâm không xả ly dục và ác pháp. Đó là điều phi công đức thứ tư.
5/. Có tiền cúng dường của đà na, thí chủđem về nuôi giòng họ, anh em, con cháu, và xây mồ mả tổ tiên, cất nhà cửa cao rộng cho cha mẹở. Đó là điều phi công đức thứ năm.
6/. Cúng dường tiền bạc cho bọn đầu trộm đuôi cướp, gian xảo, lợi dụng chiếc áo cà sa, đi xin (khất thực) tiền bạc bất chánh. Đó là điều phi công đức thứ sáu.
Do sáu điều phi công đức trên đây, người Phật tử cúng dường tiền bạc đã không được phước báo mà lại còn thêm sáu tội rất nặng, đó là tội diệt Phật pháp. Xưa đức Phật và chư vị Thánh tăng đi khất thực tứ sự vừa đủ cho cuộc sống tu hành và thực phẩm, ngày ăn một bữa, không để dành; và cũng không có xin tiền bạc. Ngày nay, gặp tu sĩ đi xin tiền bạc thì đó là những tu sĩ giả mạo, chứ không phải là người tu chân chính.
Do sự cúng dường tiền bạc của Phật tử thiếu trách nhiệm và bổn phận đối với Phật giáo, nên có một số người lợi dụng kẽ hởđó chui vào Phật giáo, kinh doanh, buôn Phật, bán pháp lẫn trong chiếc áo cà sa, khiến cho người đời không kính trọng Phật giáo.
Tóm lại, cúng dường chư Phật và chư Thánh tăng dù một đồng hay một tỷ đồng thì cũng không được phước báo một chút gì cả, mà lại còn thêm tội. Phải nói người cúng một đồng ít tội hơn người cúng một tỷ đồng, vì càng có nhiều tiền, chư tăng càng có điều kiện để dễ sa ngã. Khi cúng dường tiền bạc, nên giao cho một người cư sĩ nguyện trọn đời mình lo cho đời sống chư tăng thì được, vì đó là cúng dường đúng chánh pháp. (VIII / 312-315)

TU THIỀN NHƯ THẾ NÀO ĐỂ KHÔNG DẬM CHÂN TẠI CHỖ?

Người tu thiền, ngồi nhiều, hoặc dùng pháp ức chế tâm để dừng vọng tưởng (tâm không niệm thiện niệm ác) thì sẽ dậm chân tại chỗ, không có lối tiến tới được nữa. Người tu thiền xả tâm, tâm nhưđất, xả ít tiến bộ ít, xả nhiều tiến bộ nhiều. Xả hết tức là tâm ly dục ly ác pháp, tâm nhưđất trời, đó là tu xong việc.
Tu xong việc thì tâm thường quay vào trong thân, không chạy theo các pháp trần, không dính mắc các pháp ác, tức là tâm không phóng dật theo các pháp bên ngoài. Như vậy là tâm đã định vào thân, tâm định vào thân là tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ. Tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ là tâm giải thoát hay là tâm diệt đế. Tâm diệt đế là tâm niết bàn, tâm niết bàn là tâm đoạn dứt lòng ham muốn và các ác pháp. Đó là tâm nhập vô tướng tâm định.
Muốn xả tâm cho được rốt ráo thì phải sống độc cư, không nên tiếp duyên bên ngoài với ai hết, không làm một việc gì cả (không được đọc kinh sách, không được làm mọi công việc, không được nói chuyện, dù chuyện đạo hay chuyện đời, không được nghe băng nhạc, băng thuyết giảng v.v...) mà duy nhất chỉ có một việc làm là thường quán xét thân tâm mình để xả các niệm, tâm ham muốn và các ác pháp. Nếu có một niệm khởi lên, dù đúng, sai, phải, trái, đều là phá hạnh độc cư, thì ta phải mau mau xả ngay, không được duy trì.
Người giữ gìn hạnh độc cư như vậy thì sự tu hành mới có tiến bộ, bằng ngược lại thì dậm chân tại chỗ. Người tu thiền xả tâm, mà giữđược hạnh độc cư thì xả tâm rất dễ dàng. Còn giữ hạnh độc cư không được thì xả tâm không được, nên tu thiền không tiến bộ, nói đúng hơn là không có kết quả giải thoát, chỉ phí một đời tu mà chẳng có ích lợi gì cho mình, cho người. (VIII/ 302-304)

ĐỜI SỐNG PHẠM HẠNH CỦA NGƯỜI TU SĨ PHẬT GIÁO

Ngoài các pháp hành thông thường của một người tu sĩ:
• Không đựơc gian tham, trộm cắp dù vật lớn, đến vật nhỏ như cây kim, sợi chỉ.
• Không nói dối, nói lời mất chính xác, mất sự thật.
• Không trồng trọt, làm ăn kinh tế, buôn bán v.v...
• Không làm khổ mình, khổ người, luôn luôn nhẫn nhục, tuỳ thuận, bằng lòng, nhưng phải sáng suốt trong trí tuệ nhân quả.
• Không ăn ngủ phi thời, sống thiểu dục, tri túc (ít muốn, biết đủ), thực hiện đời sống thập thiện, xin ăn, ngày một bữa, vào giờ ngọ trai.
Cần phải có đủ 14 điều sau đây mới đủ cho đời sống phạm hạnh của người tu sĩ Phật giáo:
1. Phòng hộ sáu căn bằng giới luật.
2. Ngăn ác pháp bằng Thánh Chánh Niệm Tỉnh Giác Định.
3. Diệt ác bằng Vô Lậu Thánh Định.
4. Sanh khởi thiện pháp bằng Sáng Suốt Định.
5. Tăng trưởng thiện pháp bằng Hiện Tại An Lạc Trú Định, tức là Định Niệm Hơi Thở.
6. Sống trầm lặng, độc cư.
7. Thích sống ở một mình.
8. Không kết bè bạn.
9. Thích sống giản dị.
10. Tránh tranh luận.
11. Tránh chỉ trích.
12. Tránh hý luận.
13. Tránh hội họp.
14. Tránh khoe khoang.
Có sống đúng phạm hạnh như trên thì mới mong nhập được bốn Thánh Định và thể hiện Tam minh. Nếu không tu đúng phạm hạnh như trên thì chẳng bao giờ nhập đúng chánh định và cũng chẳng bao giờ làm chủ sanh, già bệnh, chết, và chấm dứt luân hồi sanh tử. (VIII/139, 139)

LÀM CÔNG QUẢ

Trong thời Đức Phật còn tại thế, vấn đề làm công quả thì gần như không có. Vì là một du tăng khất sĩ, sống rày đây mai đó, không có ở một chỗ nào quá lâu, nên vấn đề công quả không cần thiết. Các tu sĩ, mỗi buổi sáng đi khất thực để sống ngày một bữa, nên dồn tất cả thời gian rãnh rang vào tu tập và rèn luyện pháp hướng tâm.
Cho nên một số người hiện giờ làm công quả từ chùa nầy đến chùa khác để tìm cầu sự giải thoát thì chắc chắn không bao giờ có được, chỉ uổng cho một đời tu hành bị người khác lừa đảo, làm công không cho họ mà họ không tốn tiền.
"Làm công quảđểđược phước báo", điều này chúng ta dễ bị lừa. Phước báo của đạo Phật là do chính mình ngăn ác, diệt ác pháp, hoặc ly dục ly ác pháp thì phước báo đến liền với mình ngay tức khắc. Còn làm công quả thì thân thể mệt nhọc, tâm sanh ra buồn ngủ; cơ thể mệt nhọc, tâm sanh ra buồn ngủ là trạng thái mất tỉnh thức. Mất tỉnh thức tức là vô minh, mà vô minh thì làm sao có phước được?
Người làm công quả thì không bao giờ tu được. Nếu suốt đời làm công quả thì cũng chỉ là một người làm công cho kẻ khác, chẳng có ích lợi gì cho mình, chỉ là một người ngu mà thôi.
  Khi bước vào đạo Phật trong chiếc áo của người cư sĩ (nghĩa là chưa thọ giới luật) nếu chúng ta có thể làm được những gì để giúp cho chư tăng yên tâm tu hành thì cứ làm. Đó là gieo nhân tu hành cho chúng ta ở ngày mai, chứ không phải làm công quả để cầu phước báo. Nghĩ như vậy là sai lầm. (VIII / 321-322)

ĐẠO PHẬT YẾM THẾ?

Hiện giờ quí vị chưa biết rõ mặt thật của những tu sĩ Phật giáo như thế nào, thì làm sao dám bảo là Phật giáo yếm thế? Nếu thấy những người mới vào chùa tu hành chưa xong, còn đang ẩn bóng tu hành mà cho là Phật giáo yếm thế thì không đúng. Ngưòi ngoài đời muốn làm một việc gì hữu ích cho xã hội cũng phải có thời gian học tập, thực hành (như bác sĩ, luật sư, kỹ sư, v.v...). Một bác sĩ đang thực tập mà trị bệnh thì có thể giết chết bệnh nhân. Người tu sĩ Phật giáo cũng vậy, khi đang tu chưa xong mà ra giảng đạo, dạy người tu hành, "Làm Bồ Tát đạo, hành Bồ Tát hạnh" là giết người, không phải một người mà rất nhiều người, không phải giết một đời mà giết nhiều đời người, không phải giết một thế hệ mà giết nhiều thế hệ của con người.
Khi Đức Phật nhập diệt, độ khoảng một trăm năm sau, các bậc Thánh tăng cũng lần lượt nhập diệt, chỉ còn những tu sĩ danh lợi, chia phe, chia nhóm (20 bộ phái) để tạo quyền thế, chiếm giữ danh lợi riêng tư, nên soạn viết kinh sách theo kiến giải riêng của mình, thường chạy theo dục lạc thế gian, nên phải đẻ ra Bồ Tát đạo, hành Bồ Tát hạnh, làm tấm bình phong để che mắt mọi người, khiến không ai biết mình chạy theo dục lạc. Những tu sĩ nầy thường dạy: "Phật pháp bất ly thế gian pháp", nghĩa là pháp Phật không lìa pháp thế gian, như vậy đâu có thể gọi là đạo Phật yếm thế.
Phật giáo Nam Tông và bắc Tông, xưa và nay đã và đang có những kiến trúc Phật giáo rất đẹp, rất nổi tiếng, trở thành những kỳ quan thế giới (như Đế Thiên Đế Thích), những nơi được xem là có phong cảnh đẹp cho nhiều người tham quan du lịch. Phật giáo Đại Thừa luôn luôn đã và đang tiếp tục làm việc từ thiện, cứu trợ đồng bào bất hạnh, thiên tai, hoả hoạn, bão lụt, v.v... như vậy đâu có thể gọi là yếm thế.
Những bậc chân tu của Phật giáo đang âm thầm triển khai đạo đức nhân bản nhân quả để loài người không còn tự làm khổ đau cho nhau nữa, để biến cảnh thế gian nầy thành cảnh Thiên đàng, Cực Lạc và Niết Bàn trong cuộc sống nầy, như vậy sao gọi là đạo Phật yếm thế?
Xưa Đức phật đã dạy: "Trắng trăm trận không bằng thắng tâm mình, thắng tâm mình mới là chiến công oanh liệt". Người chiến thắng tâm mình đâu phải là người yếm thế. Phải từng chung sống với mọi người mà không làm khổ mình, khổ người thì mới là người chiến thắng tâm mình. Đạo Phật như vậy có giống nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đang hưởng nhàn không?
Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dù ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn xôn xao.
Tinh thần đạo Phật không phải là tinh thần yếm thế như vậy, nên thường xông pha vào thế tục, lấy các đối tượng của thế gian mà tu tập tâm mình "Ly dục ly ác pháp". Nếu bảo rằng Phật giáo yếm thế vào ở nơi am thanh vắng để cho yên thân của mình tức là tránh cảnh thì sao gọi là ly dục ly ác pháp?
  Vả lại, giới luật của Đức Phật dạy đạo đức làm người rất rõ ràng và cụ thể. Người tu sĩ mà yếm thế thì làm sao có thể dạy cho người cư sĩ những hành động đạo đức gần gủi và thiết thực cho đời sống con người được? Xin quý vị suy gẫm kỹ, đừng vội phê phán đạo Phật là đạo yếm thế. Đó là một nhận xét thiếu chính chắn, còn nông cạn. Chúng tôi xác quyết là đạo Phật không bao giờ bi quan, yếm thế. Người nào tu theo Phật mà không đi khất thực, cứ ngồi ỳ trong thất (nhập thất), hoặc ở trong rừng sâu, núi thẳm, không theo hạnh Phật ngày xưa là người tu sai đạo Phật, là người yếm thế, chứ không phải đạo Phật yếm thế.

PHƯỚC HỮU LẬU VÀ PHƯỚC VÔ LẬU

Tu theo đạo Phật thì không nên cầu phước hữu lậu, vì phước hữu lậu là phước về danh và lợi mà danh lợi là ác pháp. Thế nên, người tu theo đạo Phật phải xa lià danh lợi là ly dục ly ác pháp. Ly dục ly ác pháp là phước vô lậu, phước vô lậu là giải thoát. Vì thế nên người tu sĩ đạo Phật khước từ phước hữu lậu như chùa to, Phật lớn, tiền bạc, danh lợi. Đức phật dạy:
"Có danh có lợi thì nên ẩn bóng".
Người có phước hữu lậu giàu sang, quyền tước mà không từ bỏ, xa lià thì khó mà ngăn ác, diệt ác pháp, và không thể nào ly dục ly ác pháp được. Ta phải hiểu rằng phước hữu lậu là phước báo trong đau khổ. Cho nên người càng có phước báo nầy thì càng đau khổ nhiều. Cứ nghiệm cuộc đời của các Tổng Thống Mỹ, và người có hàng tỷ bạc như Minh Phụng, Trần Đàm v.v... thì thấy họ đang khổ hơn chúng ta nhiều. Có khổ đau là có ác pháp. Người giàu sang, quyền quí cũng có ác pháp, người tu hành không đúng chánh pháp cũng là ác pháp (tu khổ hạnh, hành thân, hoại thể, ráng ngồi thiền thật lâu chân đau nhức như ai bẽ giò, tức ngực, v.v...).
Phước báo hữu lậu và phước vô lậu không thể nào đi chung với nhau được. Người chấp nhận phước hữu lậu thì không thể nào có phước vô lậu được, ngược lại, người chấp nhận phước vô lậu thì từ khước phước báo hữu lậu. Các nhà học gỉa chỉ nghiên cứu chứ không có kinh nghiệm tu chứng nên đã hiểu sai lệch về Phật giáo. Vì vậy các ngài hướng dẫn người tu làm những điều lành như: trai tăng, cúng dường, xây tháp, đúc chuông, và làm những việc từ thiện khác nữa v.v... Đó là tạo phước hữu lậu, cho nên cuộc sống họ không giải thoát. Họ (các thí chủ) chỉ được tiếng khen và vô tình trở thành người cho vay để lấy nặng lãi. "vay một, trả mười". Ngược lại, Phật giáo không làm từ thiện, mà chỉ sống đúng đạo đức nhân quả, không làm khổ mình, khổ người. Cho nên khi thấy ai khổ là thấy nhân quả của họ, chứ không phải ta làm khổ họ, mà chính họ tự làm khổ họ. Chúng ta có duyên gặp họ trong cảnh khổ, đó là nhân duyên nhân quả của ta đối với họ nên mới có sự gặp gỡ nầy thì chúng ta giúp đỡ và an ủi họ tùy theo nhân quả của họ.
Chúng ta không làm từ thiện như các nhà Đại Thừa vì chúng ta không làm sao cho họ hết khổđược, tại họ tạo ra nhân ác thì họ phải gánh chịu lấy quả khổ. Chúng ta cũng không làm từ thiện (theo lời dạy của một số tu sĩ)... làm thiện để mong cầu được lên Thiên Đàng, Cực Lạc, đểđược làm quan, giàu sang, sung sướng, v.v...). Chúng ta chỉ biết làm theo đạo đức làm người mà Đức Phật đã dạy: "Không làm khổ mình, khổ người".
Người không hiểu Phật pháp, tuyên dương "phước huệ song tu" là một sự sai lầm lớn. Có phước hữu lậu làm sao tu huệđược? Huệ là giới luật, là đức hạnh của con người và của các bậc Thánh Tăng. Đối với các vị Thánh Tăng thì chỉ có ba y và một bình bát, đi xin ăn mỗi ngày thì làm sao có phước hữu lậu cho được? Trong kinh Nguyên Thủy, Đức Phật đã xác định rõ ràng: "Trí tuệ ở đâu thì giới luật ở đó, trí tuệ làm thanh tịnh giới luật, giới luật làm thanh tịnh trí tuệ".
Người có phước hữu lậu thì không bao giờ có trí tuệ; người có phước hữu lậu thì không bao giờ giữ gìn nghiêm chỉnh giới luật; người có phước hữu lậu thì không bao giờ được gọi là Trưởng Lão, nghĩa là không chứng quả giải thoát, vì chẳng bao giờ ly dục ly ác pháp. Chẳng ly dục y ác pháp thì chẳng bao giờ ngăn ác diệt ác pháp, do đó tu hành chỉ uổng phí một đời mà thôi.

TRÍ TUỆ VÀ GIỚI HẠNH

Trong kinh Sonadanda, Đức Phật đã xác định rằng tu về trí tuệ tức là phải tu về giới luật. Giới luật là đức hạnh của người tu sĩ, nếu không tu về giới luật thì chúng ta không có trí tuệ. Cho nên tu về trí tuệ tức là tu tập sống một đời sống phạm hạnh của một vị Thánh Tăng. Tu về trí tuệ không phải là ở chỗ học hỏi thông suốt Tam Tạng Thánh Điển hay có cấp bằng Tiến Sĩ Phật Học.
Người nhập Sơ Thiền là người sống đúng phạm hạnh của một vị tỳ kheo đệ tử Phật. Người ấy không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào trong giới luật. Người ấy sống ba y một bát, ngày một bữa đi xin ăn, cuộc sống trầm lặng, độc cư, an tĩnh như mặt nước hồ thu. Người ấy là người phạm hạnh, là bậc Trưởng Lão, Thánh Tăng. Người ấy là người đức hạnh, thánh thiện vì đã ly dục ly ác pháp. Người ấy xứng đáng là Thầy của chúng ta, vì Đức Phật đã xác định: "Giới luật là Thầy của các vị tỳ khưu". Thế nên, người nào sống đúng giới luật là Thầy của chúng ta, dù người đó chỉ là một Sa Di, một cư sĩ. Còn ngược lại dù vịđó là một vị Tỳ Kheo, Thượng Toạ, Hoà Thượng, có hạ lạp cao, có học thức rộng, có thông suốt Tam Tạng Thánh Điển mà giới luật không nghiêm chỉnh thì không phải là Thầy của chúng ta.
Như trên đã nói, tu về trí tuệ tức là tu về giới luật, tu về giới luật tức là tu về Thiền Định. Vậy tu về thiền định tức là tu về trí tuệ, chứ không phải là thứ thiền định chăn trâu, kiến tánh thành Phật, đốn ngộ tiệm tu, hay là tham công án, thoại đầu hoặc luyện bùa, niệm chú, tụng kinh, niệm Lục Tự Di Đà, v.v... mà có thiền định.

BA GIAI ĐOẠN TU TRÍ TUỆ

Giới hạnh là trí tuệ, trí tuệ là giới hạnh. Đó là giai đoạn tu tập trí tuệ thứ nhất về giới luật của đạo Phật mà tất cả các vị tu sĩ Phật giáo, không phân biệt tỳ kheo tăng, Ni, và cư sĩ. Tất cả đều phải lấy giới luật làm Thầy, vì giới luật là trí tuệ của người tu sĩ Phật giáo.
Trí tuệ là thiền định, thiền định là trí tuệ. Đây là giai đoạn tu tập trí tuệ thứ hai về giới, định, tuệ của đạo Phật. Trong kinh Sonadanda,Đức Phật đã dạy: "Vịấy chứng và trú Sơ Thiền...
chứng và trú Nhị Thiền... đệ Tam Thiền... này Bà la môn, như vậy là trí tuệ". (Trường Bộ Kinh, tập I, trang 223) Ởđây chúng ta thấy Đức Phật đã xác định rõ ràng giới luật là trí tuệ, là thiền định; thiền định là giới luật, là trí tuệ. Người có trí tuệ, nhất định có giới luật, có thiền định; người có giới luật, nhất định có trí tuệ, có thiền định; người có thiền định, nhất định có giới luật, có trí tuệ. Từđó chúng ta suy ra lời dạy của Đức Phật trên đây, chúng ta biết mình phải tu trí tuệ, tức là tu giới luật và Tứ Thánh Định, Tứ Thánh Định là trí tuệ của đạo Phật, nếu người nào không nhập Tứ Thánh Định được thì không thể gọi là trí tuệ về thiền định được.
Chúng ta đã học được những điều rất hay về trí tuệ của đạo Phật. Mới vào đạo, chúng ta học trí tuệ về giới luật. Sau khi trí tuệ về giới luật thành tựu, ta làm chủđược tâm ta, tức là ta đã ly dục ly ác pháp. Ly dục ly ác pháp là tâm ta bất động trước các pháp và các cảm thọ.
Khi tâm ta ly dục ly ác pháp là tâm ta đã thanh tịnh, ta tiếp tục tu tập trí tuệ về thiền định. Sau khi trí tuệ về thiền định đã thành tựu, ta làm chủđược thân ta, tức là ta làm chủđược sanh, già, bệnh, chết do ta tịnh chỉ các hành trong thân.
Khi ta thành tựu trí tuệ thiền định xong, ta tiếp tục tu tập về trí tuệ Tam Minh. Sau khi trí tuệ Tam Minh thành tựu chúng ta chấm dứt tái sanh luân hồi, tức là ta chỉ còn có một đời sống nầy mà thôi.
Trong kinh Sonadanda dạy: "Tâm hướng đến tri kiến ? Này Bà la Môn, như vậy là trí tuệ" (Trường Bộ kinh, tập I, trang 223). Đoạn kinh nầy đức Phật dạy: "Tam Minh là trí tuệ, trí tuệ   là Tam minh. Người có trí tuệ tức là có Tam Minh, người có Tam Minh tức là có trí tuệ". Đây là trí tuệ vô lậu, người có trí tuệ nầy là người đã đi suốt quãng đường của Phật "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, sau đời hiện tại không có đời sống nào khác nữa". (Trường Bộ kinh tập I, kinh Sa Môn Quả, trang 155) Đây là ba giai đoạn tu tập trí tuệ của đạo Phật bằng lộ trình Giới, Định, Tuệ. Ngoài lộ trình này không bao giờ còn có một lộ trình nào khác nữa để tìm tu có trí tuệ giải thoát. (VIII / 128- 133)

NĂM PHÁP TU TẬP LY DỤC LY BẤT THIỆN PHÁP

1/. Y cứ tướng nào, tác ý tướng đó, liên hệ đến thiện, phải khác tướng ác bất thiện thì sẽ diệt trừ, ly dục và ly ác pháp, nội tâm sẽđược an trú, an tịnh, nhất tâm định tĩnh.
Đây là phương pháp thứ nhất dạy về cách thức chọn lựa một pháp hướng tâm để nhập Sơ Thiền. Y nơi pháp thiện tức là trạch pháp giác chi, tức là chọn lựa một câu pháp hướng tâm cho phù hợp với đặc tướng của mình để hằng ngày dùng câu đó như lý tác ý (tự kỷ ám thị). Thí dụ như câu: "Tâm phải ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền đi", hoặc "Tâm như cục đất, không còn tham, sân, mạn, nghi nữa", v.v...
2/. Nhờ quán xét sự nguy hiểm của các tầm ác, bất thiện liên hệ dục thì sẽ diệt trừ và ly dục ly ác pháp, nội tâm sẽđược an trú, an tịnh, nhất tâm định tĩnh.
Đây là phương pháp thứ hai dạy về quán xét trên thân, thọ, tâm, pháp tu tập diệt các pháp ác nhập Sơ Thiền.
Sự nguy hại của tầm ác tức là một niệm khởi lên trong tâm của mình khiến cho tâm mình bất an, bất toại nguyện, phiền não, đau khổ, lo lắng, sợ hãi, giận hờn, phiền muộn, thương nhớ, hối tiếc, hối hận, lo sợ, lo lắng, bất an ,v.v... Khi có một tầm ác khởi lên như vậy, tức là ác pháp tăng trưởng thì mau mau dùng định vô lậu quán xét xả tâm, lìa cho thật sạch tầm ác. Nhờ có quán xét, xả ly tâm ác thì mới diệt được pháp ác, tâm mới trở lại thanh thản, an lạc và vô sự.
3/. Nhờ không nhớ niệm ác của kẻ khác, không tác ý niệm ác, nên tâm ly dục ly ác pháp, nội tâm định tĩnh, an trú, an tịnh, nhất tâm.
Đây là phương pháp thứ ba để ly dục ly ác pháp, nhập Sơ Thiền. Nếu tâm có nhớđến niệm ác của kẻ khác thì phải trở về phương pháp thứ hai, quán xét niệm ác đó trong nhân quảđể diệt nó. Theo phương pháp nầy nên thường tu Định Sáng Suốt giữ tâm thanh thản để không nhớ đến niệm ác của kẻ khác. Tốt nhất là nên tránh tác ý niệm ác kẻ khác. Phương pháp nầy có hai cách:
a/. Không nên nhớđến niệm ác của người khác (niệm ác từ trong tâm khởi ra ngoài ý muốn của chúng ta).
b/. Không nên tác ý niệm ác của người khác (tác ý niệm ác là chúng ta tự khởi niệm ra, có ý muốn khởi ra).
Có tu tập như vậy thì tâm diệt ngã, xả tham, sân, si, mạn nghi.
4/. Nhờ tác ý các tướng tầm thiện, các tầm ác bất thiện liên hệđến dục được đoạn trừ nên tâm ly dục ly ác pháp, nội tâm định tĩnh, nhất tâm an trú, an tịnh.
Đây là phương pháp thứ tư để tâm ly dục ly bất thiện pháp nhập Sơ Thiền. Đức Phật dạy muốn ly dục ly ác pháp thì phải thường tác ý các hành tướng thiện (thân hành niệm nội, ngoại). Luôn luôn tác ý về hơi thở ( tác ý hành tướng tầm thiện nội), cũng như tác ý tất cả   oai nghi, tế hạnh, đi, đứng, nằm, ngồi, làm tất cả mọi việc (hành tướng tầm thiện ngoại) thì các tầm ác liên hệđến dục được loại trừ.
5/. Nhờ nghiến răng dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, đánh bại tâm, các ác, bất thiện pháp liên hệ đến dục đều được đoạn trừ, nên tâm ly dục ly ác pháp, nội tâm định tĩnh, nhất tâm an trú, an tịnh.
Đây là phương pháp thứ năm Đức Phật dạy để ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền. Khi gặp các ác pháp tấn công dữ dội thì phải cố gắng nhẫn nhục. Ở đây, Phật dùng hình ảnh “cắn chặt răng và dán chặt lưỡi lên nóc họng” ý nói cố gắng nén tâm, hết sức kham nhẫn chịu đựng để vượt qua cơn thử thách của ác pháp. Nhờ tận lực như vậy ta mới có thể vượt qua cơn sóng gió bão bùng của tâm. "Thắng trăm trận không bằng tự thắng mình, thắng mình mới là chiến công oanh liệt". Cuộc đời tu hành của chúng ta là một cuộc chiến đấu không ngừng, trường kỳ gian khổ chứ không phải tụng kinh, niệm chú, ngồi thiền mà chiến thắng được tham, sân, si, mạn, nghi, v.v... Đây là phương pháp ít khi dùng, vì cuộc đời người tu sĩ của đạo Phật sống trầm lặng một mình nên ít xảy ra các ác pháp. Tuy nhiên, nếu thiếu sự phòng hộ sáu căn, khi tiếp duyên bên ngoài, cũng có thể xảy ra dữ dội. (VIII / 92-100)

BẢY PHÁP KHIẾN CHO PHẬT GIÁO HƯNG THỊNH

1. Thích giản dị.
2. Ưa yên lặng.
3. Ít ngủ nghỉ.
4. Không kết bè bạn.
5. Không tự khoe khoang.
6. Không kết bạn với người xấu.
7. Thích ở một mình.

1/. Thích giản dị:
Người tu sĩ đệ tửĐức Phật sống giản dị sẽ làm cho Phật giáo hưng thịnh. Vì đời sống giản dị là đời sống thiểu dục tri túc. Sống giản dị là sống không ham thích, ít dục, rất phù hợp với pháp tu hành của Đức Phật là ly dục. Nhìn vào một người tu sĩ sống giản dị người ta mến phục và có cảm tình ngay liền. Sống giản dị là đạo hạnh của người tu sĩ giải thoát. Người tu sĩ sống giản dị sẽ làm cho Phật giáo hưng thịnh, chứ không phải có thần thông, phép tắc, ngồi thiền tốt, thuyết giảng lung tung, v.v...
2/. Ưa yên lặng:
Sự yên lặng nói lên được tâm hồn giải thoát của người tu theo đạo Phật. Sự yên lặng nói lên được đức hạnh Thánh thiện của bậc chân tu, sống với nội tâm của mình. Sự yên lặng còn là pháp môn độc cư tuyệt vời. Nếu người tu hành mà không sống độc cư thì chẳng bao giờ tìm được sự giải thoát, vì giáo pháp "Độc Cư" là bí quyết thành tựu thiền định. Nếu người tu sĩ sống chẳng độc cư thì chẳng bao giờ nhập định được.
3/. Ít ngủ nghỉ:
Người tu sĩ đệ tử của Đức Phật thường tu tập tỉnh thức, không ưa ngủ nghỉ, vì ưa ngủ nghỉ sẽ làm cho Phật giáo suy đồi. Người ưa ngủ nghỉ sẽ sanh tâm lười biếng làm tâm u mê. Từ đó, họ sống không có giới luật nghiêm chỉnh, và dễ sanh phạm giới.
Muốn giảm thiểu sự ngủ nghỉ thì cần phải kinh hành nhiều. Người tu sĩ đệ tử Phật không đi kinh, hoặc đi kinh hành ít là người tu sĩ lười biếng, là người tu sĩ ham ngủ. Kinh hành là một pháp môn tỉnh thức tối cần thiết để phá sạch tâm ưa thích ngủ nghỉ. Nhờ siêng năng kinh   hành nhiều nên đường tu hành mau có kết quả. Phật pháp hưng thịnh là nhờ các tỳ kheo ít ưa ngủ nghỉ, thường siêng năng kinh hành.
4/. Không kết bè bạn:
Người tu sĩ đệ tửĐức Phật muốn tu hành được giải thoát và Phật pháp hưng thịnh thì sống không nên kết giao bè bạn. Kết giao bè bạn thì sự tu hành chẳng đi đến đâu cả, chỉ uổng phí một đời người. Đừng nghe người ta nói: "Ăn cơm có canh, tu hành có bạn". Trong đạo Phật, tu hành rất cấm kỵ sự kết bạn; vì sự kết bạn sẽ là cho: thứ nhất là mất thì giờ tu tập; thứ hai là ái kiết sử không đoạn dứt được; thứ ba, thường xảy ra chuyện rầy rà, đôi chối, tranh chấp; thứ tư, sống không hoà hợp (chia ra phe, nhóm), khiến cho Tăng đoàn bị phân hoá, chia rẻ, thiếu đoàn kết; thứ năm, Phật giáo suy thoái.
5/. Không tự khoe khoang:
Khoe khoang chính là mục đích cầu danh, cầu lợi. Ngày nay các tu sĩ muốn cầu danh thì học để có bằng cấp Tiến Sĩ, làm giảng sư; chưa có lợi thì làm quen cho có nhiều Phật tửđểđược cúng dường, và soạn viết nhiều kinh sách. Thường những tu sĩ tu hành chưa tới nơi, tới chốn, mà muốn làm danh lợi thì chỉ là nhai lại "bã mía" của người xưa để thực hiện "Bồ Tát đạo", hành "Bồ Tát hạnh". Những loại kinh sách nầy đã giết hại biết bao nhiêu thế hệ con người từ xưa đến giờ.
Người tu sĩ Phật giáo sống không thích khoe khoang, không cầu danh lợi thì mới có thể làm cho Phật pháp hưng thạnh.
6/. Không kết bạn với người xấu:
Không nên kết bè bạn, dù là bạn tốt. Muốn làm cho Phật giáo hưng thạnh thì người tu sĩ đạo Phật phải "độc bộ, độc hành, độc cư", nếu không sống như vậy thì chẳng bao giờ tu đến đích. Đức Phật khuyên người tu không nên kết bạn với người xấu, vì bạn xấu sẽ làm cho Phật giáo suy thoái. Bạn bè xấu sẽ lôi cuốn vào chỗ phạm giới, phá giới, bẽ vụn giới (thích vui chơi, thích ngủ nghỉ, thích nói chuyện, thích tranh luận, thích nghe ca hát và ca hát, thích trang điểm làm dáng, làm đẹp, thích vật chất, quần áo, giày dép, xe cộ, máy móc, chùa cao, Phật lớn, phong cảnh đẹp v.v...) và đi đến chỗ phi oai nghi, tế hạnh, thường sống phi đạo hạnh và đạo đức của bậc Thánh Tăng.
Người tu sĩ chân chánh thì nên tránh xa những người bạn xấu ấy, nếu kết bạn với họ thì Phật pháp không hưng thịnh. Những người bạn ấy sẽ lôi cuốn chúng ta vào đường danh, nẽo lợi.
7/. Thích sống một mình:
Người tu sĩ sống độc cư một mình là làm hưng thịnh Phật giáo. Vì sao? Tại vì người ấy sống một mình thì tâm mới ly dục ly ác pháp trọn vẹn. Tâm ly dục ly ác pháp trọn vẹn thì tâm không phóng dật, là tâm định trên thân. Tâm định trên thân là tâm ly dục ly ác pháp, nhập Sơ Thiền. Sơ Thiền là thứ thiền giải thoát của đạo Phật rất rõ ràng và cụ thể. Người tu hành nhập được Sơ Thiền thì giới luật phải sống nghiêm túc, không hề vi phạm, dù một giới luật nhỏ nhặt nào. Giới luật không hề vi phạm thì đức hạnh người nầy đã đầy đủ. Nhờ sống đức hạnh đầy đủ, làm người, làm Thánh thì làm sao mà Phật giáo không hưng thịnh?
Người an vui thích sống một mình là người đã giải thoát rồi. Sống một mình khó lắm qúy vị, chứ không phải là lời nói suông. (VIII / 102-110)

THẤT NIỆM

Trong thời khóa mà thường bị thất niệm là do những yếu tố sau đây:
1. Tu tập quá sức của mình.
2. Ham tu nhiều mà tu không đúng cách. Thí dụ người mới tu Thiền nên đi kinh hành nhiều mà lại ngồi nhiều thì không đúng.
3. Lười biếng không đi kinh hành.
4. Chưa tập luyện ổn định hơi thở bình thường.
5. Chưa tập hơi thở gom tâm.
6. Thay vì tu 5 hơi thở lại tu 10 hơi thở.
7. Không phòng hộ sáu căn, thường để tâm phóng dật.
8. Sống không đúng giới luật của Phật.
9. Không sống độc cư trọn vẹn.
10. Nên trực tiếp với thiện hữu tri thức hướng dẫn.
Trên đây là 10 diều cần phải lưu ý trong khi tu tập Định Niệm Hơi Thở, Định Chánh Niệm Tỉnh Giác. Hành giả phải hết sức nhiệt tâm. Nếu thiếu nhiệt tâm thì tu tập vẫn bị thất niệm. Bị thất niệm tức là thiếu nhiệt tâm và tu tập quá sức của mình. (VIII / 204-205)

THỂ HIỆN PHÁP QUÁN THẬP THIỆN

a/. Quán bất tịnh trừ tham dục:
Kinh A Hàm dạy: "Bịnh sắc dục, dùng bất tịnh trị". Thật vậy, đứng trước sắc, khi tâm tham dục khởi, phải dùng quán bất tịnh đểđối trị; nghĩa là phải suy tư quán xét cho thấu đáo tất cả vạn hữu đều có sắc tướng bất tịnh, dễ bị nhiễm ô, sinh ra mùi hôi thúi, ghê tởm, mặc dù chúng có những sắc tướng khêu gợi khiến cho tâm tham sắc dục dễ nổi lên.
Muốn làm chủđược tâm tham sắc dục, không có pháp môn nào chế ngự bằng những kinh nghiệm bản thân, phải trực tiếp, mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi mùi, tay sờ mó vào sắc tướng của đối tượng đang phơi bày trước mắt những uế trược, những mùi hôi thúi, những hình ảnh ghê tởm, và nhiều thứ bất tịnh khác nữa. Nhờ có trực tiếp như vậy, vừa thấy sắc là ghê tởm ngay.
Muốn chế ngự và hàng phục tâm sắc dục, điều tối ư quan trọng là phải thông suốt: ởđâu có khoái lạc, ở đó có đau khổ. Sự đau khổ nhắc cho chúng ta thức tỉnh trong sự mong cầu khoái lạc.
Xét về thân và tâm của mình, từ xương, răng, da, tóc, đờm, nhớt, máu, mủ, thảy đều bất tịnh. Về tinh thần, ta dễ bị ô nhiễm, dính mắc các sắc tướng vạn hữu. Vì thế, chúng ta càng khởi tâm tham dục lạc, thì càng thọ vô lượng đau khổ.
Người tu Thập Thiện, phải thể hiện đúng mười điều lành của Phật dạy, và còn phải nhìn thấu suốt thực chất sắc tướng của vạn hữu đang vây quanh chúng ta.
b/. Quán từ bi trừ sân hận:
Người mang bệnh sân hận nặng, muốn đối trị, phải dùng từ tâm, nghĩa là chúng ta phải biết đem lòng từ bi tha thứ và thương xót những kẻ lầm lỗi, những người hung ác, gian tham, tật đố, v.v... Tại sao? Vì họ là người thiếu giáo dục đạo đức, không được ánh sáng chân lý soi chiếu vào tâm tư họ, nên đời sống họ luôn bám chặt vào vật chất, chịu nhiều thứđau khổ.
Chúng ta là người hành Thập Thiện phải thấu rõ lý nhân quả, thường dùng chánh kiến, và luôn luôn thực hiện lòng từ bi đối với mọi người. Nhờ vậy, lòng đau khổ, sự giận hờn mới chấm dứt.
Ý thức được sự ích kỷ, nhỏ mọn của mình là thuốc độc giết chết tâm hồn, chỉ có lòng từ bi mới cứu sống chúng ta.
c/. Học giáo lý, và quán nhân duyên để trừ ngu si:
Muốn trừ bệnh ngu si mà không chịu học Phật pháp thì không làm sao có trí tuệ giải thoát, không thể làm chủđược tư tưởng của mình và thấu suốt được vạn hữu. Vả lại người ngu si không thể nào áp dụng phương tiện của Đức Phật dạy. Kẻ ngu si không đủ trí hiểu biết, luôn sống một cuộc đời đầy đau khổ, sân hận, lúc nào cũng nô lệ cho vật chất.
Người hành Thập Thiện phải biết dùng pháp môn quán của Đức Phật đã giảng dạy suốt con đường "A Hàm", tức là "Nhị Thừa". Pháp môn nầy dùng đểđối trị tất cả phiền não. Khi thấu suốt con đường quán của Nhị Thừa, chúng ta mới rõ lẽ tất cả hiện tượng vạn vật thiên nhiên trong vũ trụđều do duyên hợp tạo thành chớ không do một đấng vạn năng nào biến hoá ra.
Xét cho thấu đáo về cuộc sống, chúng ta mới thấy ngã không, người không, và vạn hữu đều không. Kinh A Hàm dạy: "Này Thích Đề Hoàn Nhơn! Như vậy tất cả hiện tượng đều quy về không, không ta, không người, không thọ mạng, không sĩ phu, không hình tượng, không nam nữ".
Ởđây chúng ta nghe Đức Phật dạy tất cả hiện tượng trong thế gian đều quy về không, không ta, không người, không thọ mạng, không sĩ phu, không hình tướng, không nam nữ, thế mà mọi vật trước mắt sờ sờ bảo là không thì hoá ra lời dạy kia phi lý và mâu thuẫn với chính nó.
Muốn rõ lý sắc không, chúng ta phải có sự suy tư cho tường tận mới thấy vạn hữu là không. Ví dụ, muốn dựng một cái nhà, cần phải có nhiều thứ hợp lại, như kèo, cột, vách, lá, phên, cửa, đòn tay, đòn dông hợp lại tạo nên một cái nhà. Nếu lấy một cây cột, bảo đó là cái nhà thì không đúng.
Sau đây là câu chuyện vua Milinda hỏi tỳ kheo Magasena trong kinh Milinda:
- Thưa đại đức! Quý danh ngài là gì?
- Tâu bệ hạ! Người ta gọi tôi là Magasena, nhưng không có thật tôi.
Nhà vua hỏi:
Nếu không có thật ngã thì ai cúng dường, ai truyền giáo, ai tham thiền, ai thực hành giáo lý và ai tu chứng niết bàn? Vậy cái gì mới thật là Magasena? Hay tóc trên đầu là Magasena chăng?
Tâu bệ hạ! Không phải tóc là tôi.
Lông nơi thân là Magasena chăng?
Tâu bệ hạ, cũng không.
Vậy thì sự cảm xúc, sự nhận biết vui buồn là Magasena chăng?
Tâu bệ hạ cũng không.
Như thế, ngoài thân còn cái gì là Magasena nào chăng?
Tâu bệ hạ cũng không có thân nào khác ngoài Magasena.
Vua Milinda hỏi xong, Magasena hỏi lại:
Vậy, tâu bệ hạ! Ngài đến đây bằng gì?
  Bạch đại đức! Trẩm đến đây bằng xe.
Vậy bệ hạ có thể giải thích xe là gì chăng?
Có phải gọng là xe chăng?
Không phải thế.
Cái trục lăn có phải là xe chăng?
Bạch đại đức, không.
Hai cái bánh có phải là xe không?
Cũng không.
Vậy nhà vua nói các thứđó cái gì là xe không?
Cũng không.
Câu chuyện của vua Milnda cho chúng ta thấy rõ ràng Phật giáo chủ trương con người không có bản ngã. Sinh mạng con người chiû kết hợp do tứ đại và tâm thức. Hay nói một cách khác hơn, con người do duyên hợp bởi đời sống vật chất và tâm lý. Đời sống vật chất gọi là sắc uẩn, đời sống tâm lý gọi là thọ, tưởng, hành , thức uẩn, gọi chung là ngũ uẩn.
Đứng về phương diện không gian, vạn hữu trong vũ trụ vốn giả hợp, còn về phương diện thời gian, vạn hữu vốn sanh diệt không ngừng. Cho nên thân ngũ uẩn tạm có gọi là sanh mạng chúng sanh, khi ngũ uẩn tan rã thì gọi là sanh mạng chúng sanh chấm dứt, hay chết.
Vạn hữu mượn danh mà đặt tên, chớ không thực có tên. Thí dụ như cái mà chúng ta gọi là xe thì nó đâu có một bản thể chính yếu ngoài các bộ phận như bánh, bi, căm, v.v... Nếu không có các thứấy thì xe không thành hình được. Xe chỉ là một danh từđể chỉ sự kết hợp của các bộ phận ấy mà thôi. Tôn giả Tu BồĐề còn giảng những ví dụ giải thích cho chúng ta thấy vạn hữu do duyên hợp tạo nên, và khi hết duyên thì duyên tan, rồi hoại diệt. Ví như cây cổ thụ xum xuê tàn lá, một cơn gió to cành lá phải xác xơ. Một vườn cây đang kết hoa, nẩy nụ làm quả. một trận mưa đá, tuyết rơi làm hư hoại tất cả. Đó là duyên tan. Một cơn mưa to trút xuống, các cây cành đang héo uá, gặp mưa liền đâm chồi, nẩy tược. Đó là duyên hợp. Khéo quán xét, đào sâu vào tự thể của vạn hữu, ta mới thấy rằng bệnh tật không từ đâu sanh, chẳng phải thân sanh, mà cũng chẳng phải ý sanh. Vì thế bệnh tật không phải do thân, do ý, mà chính là do duyên hợp tạo nên. Pháp pháp do duyên mà có, duyên hợp là động, động thì pháp sanh.
Pháp pháp tự diệt, nghĩa là hết duyên thì pháp tự hoại diệt, trở về bản thể của nó. Kinh A Hàm dạy: Này Thích Đề Hoàn Nhơn! Pháp pháp loạn động, pháp pháp tự diệt. Ta trước mắc bệnh đau đớn khổ sở, ngày nay đã trừ, không còn bệnh khổ. Lời dạy này của Tôn Giả Tu BồĐe,à chúng ta phải nhận thức như thế nào?
Có phải chăng khi suy tư quán xét thấu rõ cội nguồn của bệnh tật là hết bệnh chăng? Hay là do một duyên cớ gì mà Õng Tu BồĐề bảo bệnh ông đã hết?
Khi dùng QUÁN ta sẽ thấu suốt cội nguồn của bệnh tật chỉ là do duyên hợp nhiều đời cũng như ngay trong đời hiện tại mà ta đang tạo tác. Vì thấu rõ cội nguồn của bệnh tật, nên tâm tư không còn lo ngại, sợ sệ, bệnh tật, mà thường nhìn thẳng vào bệnh tật, lòng không chút sợ hãi, lo lắng.
Đủ duyên ác hợp lại thành bệnh tật, khổđau, vui buồn, thương ghét, giận hờn ? Hết duyên, tất cả phiền lụy đều tan hết. Thấu suốt được lý nầy, hành giả phải chấp nhận bệnh tật, hoặc   tai nạn, không bao giờ biết sợ, biết trốn tránh, lúc nào cũng vui vẻ trả nghiệp và luôn luôn tạo nghiệp thiện.
Do lòng an vui, chấp nhận các nghiệp khổ, tinh thần sẽ dũng mãnh, can đảm chịu đựng những thử thách để rồi vượt qua, nghiệp khổ dần dần tan biến.
Nói đến duyên hợp, duyên tan mà không nói đến nhân quả là một điều thiếu sót quá lớn. Nhơn quả là do nghiệp lành, ác mà có. Muốn đối trị quả khổ thì phải thấu lý nhân quả, tức là biết rõ quã thiện ác đang chủđộng tác động vào đời sống con người, khiến cho khổ cực, thất điên bát đảo.
Vì vậy chúng ta phải thường hành Thập Thiện. Đó là gieo nhân lành, khi đầy đủ nhân lành thì sự phiền não, đau khổ chấm dứt.
Muốn cứu nguy bệnh tật của thân, và tìm chơn hạnh phúc cho gia đình, thì phải hành Thập Thiện. Hành Thập Thiện là chuyển từ nghiệp ác thành nghiệp thiện, chuyển điều dữ thành điều lành, khiến cho đời sống chúng ta hoàn toàn được thuận duyên. Nhờ thế, bước tiến trên cuộc hành trình về xứ Phật không còn chút gì trở ngại.
Muốn hành Thập Thiện mà thiếu trí tuệ thì không bao giờ thực hiện được việc này. Muốn có trí tuệ, chúng ta phải học Phật pháp. Nhờ học Phật pháp mới thắm nhuần, trí sáng suốt, đạt chánh kiến giải thoát của Phật. Nhờ đó tâm hồn xuất sanh lòng từ bi, nhờ lòng từ bi mới nhẫn nhục dễ dàng, nhờ nhẫn nhục chúng ta thể hiện Thập Thiện dễ dàng.
Chỉ có hành Thập Thiện, quả ác mới chấm dứt, cuộc sống mới được an vui, hạnh phúc. Con người muốn thoát khỏi bệnh tật, khổ đau, tai nạn hiểm nghèo thì không có phương tiện hay pháp môn nào mau thoát khỏi những điều đã nói ở trên bằng pháp môn Thập Thiện. Dù thuốc hay, thầy giỏi cũng không tránh khỏi thân bệnh, dù các vua chúa hay bậc y sư giỏi nhất cũng phải bệnh tật, và chịu chung luật sanh tử.
Cho nên nếu chúng ta học Phật pháp và áp dụng hàng ngày, thì thân bệnh sẽ không còn nữa. Chúng ta hãy nghe bài kệ của Tôn giả Tu BồĐề để gắng công thể hiện Thập Thiện, vì nó mang lại cho đời sống chúng ta một sự an vui, hạnh phúc chân thật. Đây là bài kệ:
Hãy nói như lời nầy, Căn bản thấy đầy đủ.
Người trí được an ổn, Nghe pháp dứt các bệnh.
Kinh Tăng Nhất A Hàm (HTT / 54-77)

GIỚI LUẬT

Những giới luật đầu tiên của đạo Phật mà quý vị tỳ kheo tăng, tỳ kheo ni, cũng như quý vị nam nữ cư sĩ cần phải tu học. Đó là một trăm giới chúng học. Các giới nầy không phải chỉ dành riêng cho hàng xuất gia, mà cho tất cả mọi người. Không những hàng cư sĩ Phật tử, mà bất cứ tín đồ của tôn giáo nào cũng cần phải học, vì nó có lợi ích thiết thực cho đời sống của mọi người trên hành tinh nầy.
Giới luật Phật gồm chung có: ngũ giới, thâp thiện, thập giới sa di, sa di ni, 250 giới tỳ kheo tăng và 348 giới tỳ kheo ni. Với tất cả giới luật mà Đức phật đã dạy, ai biết lấy đó làm tiêu   chuẩn sửa sai những hành động thân, miệng, ý của mình, lần lần sẽ trở thành những hành động hiền lành, ôn tồn, hòa nhã, thương yêu và đầy lòng bác ái, từ bi, v.v...
Những hành động đạo đức sẽ tiến dần lên những hành động cao thượng hơn của bậc Hiền, Thánh, của những bậc chơn tu. Nó còn gọi là đạo đức Phạm Hạnh trong Phật giáo. Nó hoàn toàn không còn mang những bản chất và hành động hung ác của loài cầm thú và ác quỷ nữa. Nhờ đó con người sống tronh hạnh phúc, an vui, tâm hồn thanh thản và an lạc, v.v... mà con người thường mơ ước. Những ai đã thực hiện được những hành động đức hạnh nầy thì người ấy đang sống trong cảnh Thiên Đàng, Cực Lạc tại thế gian.
Trong đạo Phật, những hành động đạo đức nầy còn gọi là oai nghi, tế hạnh, là phạm hạnh, là đạo đức giải thoát của người tu sĩ (tỳ kheo tăng và tỳ kheo ni). Nó chính là pháp môn tam vô lậu học "Giới, Định, Tuệ" mà giới luật làp háp môn dạy đạo đức đầu tiên làm người của Đức Phật.
Hành động của một người sống thật là người, thì không không còn mang bản chất hung ác của loài cầm thú nữa. Con vật không có trí tuệ như con người, cho nên hành động của con vật thường xâu xé lẫn nhau vì miếng ăn, chỗ ở, vì ghen tương, ganh tị, thù hận, v.v... Con người thì không lẽ như vậy? Con người sống trong đạo đức nhân quả "không làm khổ mình, khổ người". Giới luật của Đức Phật là những pháp môn dạy cho chúng ta tu tập, rèn luyện những hành động đạo đức làm người cho xứng đáng làm người, và còn tiến lên làm những bậc Thánh hiền.
Thế nên, làm người phải có những hành động của một con người, nghĩa là có sự HIỂU BIẾT. Hiểu biết cái gì? Hiểu biết những hành động đạo đức không làm khổ mình, khổ người. Ngược lại, có những người hiểu biết rất nhiều, có bằng Tiến Sĩ, thông hiểu Tam Tạng Kinh điển mà vẫn thiếu đạo đức, thường mang tự ngã, xem mình là trên hết. Họ thường làm khổ mình, khổ người bằng cách nói xấu người khác, đổ tội cho người khác khi mình làm sai, làm lỗi, nhất là rất hèn hạ, khi làm lỗi mà không can đảm nhận lỗi. Sống mà còn tham ăn, tham ngủ như loài cầm thú thì những người ấy chưa được gọi là những người hiểu biết. Họ vẫn là những người còn vô minh, mang đầy bản chất của loài cầm thú.
Một con vật nhờ có bộ lông, nhưng lại sống hở hang, không kín đáo, bày da, bày thịt, gợi dâm dục, không biết xấu hổ, nên gọi là con vật. Con người thì khác, vì con người biết xấu hổ, biết anh, chị, em, cha mẹ, ông bà, biết mặc quần áo cho kín đáo, không bày da, bày thịt, khêu gợi dâm dục. Thời nay, có rất nhiều phụ nữ bịảnh hưởng của Tây phương, ăn mặc hở hang, bày da, bày thịt, khiêu dâm, gợi dục. Người Tây phương sống theo vật chất nên thiếu đạo đức. Bây giờ mà chúng ta bắt chước theo họ thì đủ biết là đạo đức của con người đang xuống dốc và đang trở vềđời sống của loài thú vật. Thế nên, không phải nhìn ở hình tướng bên ngoài của con người mà đánh giá họ được, mà phải nhìn những hành động thiện ác là biết ngay người ấy là người, hay thú, Thánh nhân, hay loài ác quỷ.
Đọc lại phần giới luật mà Đức Phật đã dạy cách đây 2543 năm về đạo đức làm người, làm Thánh nhân, chúng ta mới thấy lời dạy ấy là một kho tàng đạo đức vô giá. Bằng chứng cụ thể là mười ba năm đầu khi đạo Phật xuất hiện trên hành tinh nầy thì chúng tỳ kheo giữ gìn giới luật nghiêm túc, không hề vi phạm một lỗi nhỏ, rất xứng đáng là bậc Thánh Tăng và Thánh Ni. Còn bây giờ những lời dạy nầy trở nên quá tầm thường, chẳng mấy ai quan tâm. Các tín đồ Phật giáo, tỳ kheo tăng, và tỳ kheo ni đã quên đi và coi nhẹ những pháp bảo đạo đức này. Họ xem thường giới luật, và chỉ chú trọng pháp môn thiền định. Nhưng thiền định nào có ích lợi gì cho bản thân họ và cho những người khác đâu. Bằng chứng quý vịđã thấy rõ ràng, có những người ngồi thiền hai, ba tiếng đồng hồ, hoặc một, hai ngày mà chẳng có ích lợi gì cho mọi người và cho xã hội. Trong cuộc sống hàng ngày họ đều vi phạm giới luật. Họ dùng đủ mánh khoé, lừa đảo, lường gạt những người khác bằng những thủ đoạn gian xảo, bên ngoài phủ lớp áo đạo đức giả khéo che đậy với những danh từ "BỒ TÁT ĐẠO", hành "BỒ TÁT HẠNH". Chúng ta tu theo đạo Phật, không phải cầu thiền định, không phải cầu thần thông, phép tắc, hoặc cầu chết đi được về Niết bàn, Cực lạc. Chúng ta cũng không cầu danh, cầu lợi, hoặc cầu cơm ăn, áo mặc, có chùa to, Phật lớn, hoặc mong làm chức Hoà Thựơng, Thượng Toạ, Viện Trưởng, Viện Chủ ,v.v... Chúng ta đến với đạo Phật cũng không phải cầu kiến tánh, thành Phật, Thánh, Tiên, hiền nhân, quân tử, v.v... Chúng ta đến với đạo   chỉ cầu tu tập, trao dồi, sửa tâm tánh mình có những hành động đạo đức không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh, để chúng ta thoát khỏi những hành động của loài cầm thú và ác qủy. Nếu được như vậy là chúng ta mãn nguyện lắm rồi. Chúng ta không ưóc nguyện một điều gì ngoài tầm sức của mình, không dám mơ tưởng những gì cao siêu, huyền bí. Chúng ta cũng không dám mơ làm Bồ Tát độ hết chúng sanh, vì độ hết chúng sanh, sức của chúng ta không sao làm nổi. Chỉ tuỳ duyên mà thôi, ai có duyên với mình thì mình độ, không duyên thì thôi, chúng ta chẳng dám ước vọng,vì ước vọng như Phật và Bồ Tát của Đại Thừa sẽ không thực hiện được, thiếu thực tế và còn mơ hồ, trừu tượng, khiến cho chúng sanh nghi ngờ, mất niềm tin với đạo Phật. Tóm lại, một trăm giới học chúng là một trăm hành động đạo đức dạy làm người. Người không đạo đức lần lần sẽ nhiễm ác pháp, trở thành những con thú hung dữ, và tệ hơn nữa, là loài ác quỷ. Muốn thoát khỏi bản chất loài cầm thú chúng ta cần phải thực hiện đạo đức nhân quả làm người. Không nên làm khổ mình, khổ người, và luôn luôn phải biết thương yêu nhau, tha thứ cho nhau những lỗi lầm của mình; và còn biết đùm bọc lẫn nhau trong những lúc hoạn nạn, tai ương, những khi tối lửa, tắt đèn, cũng như những khó khăn trên đường tu hành để cùng nhau chia xẻ ngọt bùi, cay đắng, v.v....
(Trích Lời Nói Đầu, Giới Đức Làm Người, tập II)

VƯỢT THOÁT CUỘC SỐNG THẾ GIAN

Trong kinh Phật dạy: "Cạo bỏ râu, tóc, đắp áo cà sa, xuất gia, từ bỏ nhà cửa, sống không gia đình". Đây là giai đọan thứ hai trên đường tu tập của đạo Phật. Người cư sĩ muốn tiến tới giai đoạn nầy thì phải thấu hiểu rõ đời sống xuất gia, và tự hỏi liệu mình có thể sống được hay không.
Qua lời dạy trong đoạn kinh nầy: "Cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa". Đây là lời dạy dứt bỏđể cắt các duyên bên ngoài, không trang điểm làm đẹp, phải làm cho mình xấu xí, ăn mặc thì không chải chuốt, chỉ dùng những vải thô xấu. Hình ảnh bên ngoài phải phá và dẹp bỏ cái đẹp của trần gian, khiến cho mọi người không còn để ý đến thì mới dễ tu hành. Trong chuyện "Góp Nhặt Cát Đá" có kể câu chuyện một cô thiện nữ rất đẹp đến xin với một vị thiền sư cho cô tu hành. Vị thiền sư bảo: "Cô tu không được". Cô ngạc nhiên hỏi vị thiền sư: "Tại sao con lại tu không được? Xin thiền sư chỉ dạy cho". Vị thiền sưđáp: "Tại vì cô quá đẹp!" Nghe xong cô trở về nhà tìm cách phá huỷ sắc đẹp của mình. Sau khi vết thương trên mặt đã lành, để lại một vết thẹo trên mặt khiến cho cô như giống ác quỷ. Bấy giờ cô trở lại gặp vị thiền sư. Vừa trông thấy mặt, vị thiền sưđã nhận ra cô và chấp nhận cho cô ở tu.
Câu kế, kinh dạy: "Từ bỏ tài sản, của cải, nhà cửa, sự nghiệp" ý Phật khuyên chúng ta phải buông xả vật chất thế gian, không còn một thứ gì ngoài ba y một bát, để tâm trí không còn lo lắng, hối tiếc, sợ hư hao, sợ mất mát, v.v...
Cũng bài kinh đó, câu cuối cùng, Phật dạy: "Sống không gia đình", nghĩa là đoạn dứt tình cảm cha mẹ, anh em, chị em ruột thịt, vợ con, bè bạn, người thân quyến thuộc, v.v....
Khi hiểu rõ từng đoạn kinh nầy, ta thấy Đức Phật đã chỉ dạy thật rõ ràng. Người cư sĩ quyết tâm đi theo con đường giải thoát của đạo Phật thì bắt đầu chuyển mình qua cuộc sống mới:
cuộc sống đạo. Đoạn kinh nầy tuy ngắn, nhưng ta thấy sự chỉ dạycủa Đức Phật thay đổi vĩ đại cuộc sống con người:
1/. Người tu mà còn trang điểm, làm đẹp, làm dáng là không thể theo đạo Phật tu hành đến nơi, đến chốn được.
2/. Người tu mà không dứt bỏ tài sản, của cải vật chất, vàng bạc, của báu thì không thể nào theo đạo Phật tu hành đến nơi đến chốn được.
3/. Người tu mà không dứt bỏ tình cảm, không cắt đứt lòng luyến ái đối với người thân thì không thể nào theo đạo Phật tu hành đến nơi, đến chốn được.
Cái khó của người tu đạo Phật đầu tiên là ở ba trường hợp nầy: nếu dứt một, còn hai thì đi tu cũng vô ích, nếu dứt hai, còn một thì đi tu cũng chẳng có kết quả gì. Chỉ khi nào dứt trọn vẹn ba trường hợp nầy thì xuất gia tu hành mới đạt kết quả giải thoát. Nếu không dứt được ba trường hợp nầy thì quý vị có tu hành cũng chỉ là một cư sĩ trọc đầu mà thôi.
Xét qua ba trường hợp này, trước tiên ta phải bỏ trang điểm, làm dáng, làm đẹp, tập ăn mặc vải thật xấu. Kếđó tập bố thí, xả bỏ của cải tài sản, buông xả cho thật sạch. Đừng nghĩ rằng để dành, cất chùa, cất am cho thật đẹp, độ người tu. Điều nầy là lập luận của thế gian qua ngõ tôn giáo, và bị tâm mình lừa gạt. Tu để cứu mình thoát khỏi trầm luân. Chưa cứu mình được mà lo cứu người, đó là si mê, dại dột. Đó cũng là tâm danh lợi.
Ta phải xả bỏ hết của cải như ông Bàng long Uẩn, đem tài sản của cải, châu báu đổ hết xuống sông. Khi xả bỏ được hết của cải, tài sản, châu báu, vàng bạc thì ta giải quyết tình cảm như thế nào để không còn bị trói buôc, nhớ thương? Đây là một giai đoạn rất khó trong đạo Phật. Nghe thì dễ, nhưng thực hiện thì khó vô cùng. Muốn vượt thoát cuộc sống thế gian đâu phải ai cũng làm được. Phải là người gan dạ, đầy đủ nghi lực, cương quyết, dũng cảm thì mới vượt thoát được.
Một người như các cư sĩ đang ngồi đây, nghe thầy thuyết giảng, thử hỏi quý vị có thể bỏ gia đình đi tu ngay liền được hay không? Quý vị muốn đi tu, nhưng vợ con có đồng ý hay không? Nếu quý vịđoạn dứt, bỏ đi, thì quý vịđã làm trái với lời Phật dạy: "Không làm khổ mình, khổ người".
Quý vị sẽ hỏi thầy: "Sao Đức Phật đi tu bỏ cả gia đình, vợ con thương nhớđược?". Quý vị quên rằng khi Đức Phật đi tu thì đạo Phật chưa có. Do đạo Phật chưa có, nên chưa ai dạy điều này (đạo đức nhân quả). Còn bây giờ chúng ta đã có đạo Phật, nên có "đạo đức không làm khổ mình, khổ người". Vì thế bà Dhamar phải chờ chồng chết mới đi tu.
Hai chữ bổn phận trói buộc ta chắc hơn cả dây xích sắt. Bổn phận làm người, đối với cha mẹ, đối với vợ con, liệu chúng ta có dứt bỏđược không? Điều đó ít có ai làm được, đâu phải dễ. Một người làm được điều nầy ví như một bầy cá đang mắc trong lưới, chỉ có một con vượt thoát ra khỏi lưới, đó là một điều hy hữu ít có. Chúng ta là những người bị lưới gia đình, lưới vật chất, lưới danh, lưới lợi bao vây khắp cùng, không thể vượt thoát ra được. Thầy Minh Tông là một cư sĩ có vợ, con còn nhỏ, mẹ già đang bệnh tật. Nhưng đứng trước sự chết sống, bệnh khổ và tái sanh luân hồi của kiếp người, Thầy không chần chờ được nữa, mạnh dạn quyết tâm vượt ra khỏi mạng lưới, để thưcï hiện con đường giải thoát, cứu mình và cứu mọi người, trong đó có gia đình mình, cha mẹ và vợ con.
Không phải ai cũng có thể làm như cư sĩ Minh Tông được. Hầu hết quý vịđang có mặt ởđây, đang nghe thầy thuyết giảng, chẳng qua chỉ để nghe cho hiểu biết, chớ không đủ can đảm vượt qua những mạng lưới của gia đình, cạo bỏ râu tóc xuất gia, thay đổi cuộc sống hoàn toàn, cắt đứt dây mơ rễ má, tình cảm gia đình để thực hiện đời sống cao quý của đạo Phật. "Không làm khổ mình, khổ người", và đi sâu hơn nữa trên con đường của đạo Phật. Đó là thực hiện thiền định, tịnh chỉ các hành trong thân, làm chủ sự sống chết, quét sạch luật nhân quả, luân hồi. Những việc làm nầy, người cư sĩ tại gia, còn sống trong gia đình, không thể làm được. Con đường tu tập của đạo Phật không phải đơn giản như mọi người nghĩ, mà phải thực hiện từng bước. Ban đầu phải có bậc minh sư hướng dẫn tu tập đúng cách, đúng pháp.
Quý thầy và các con thử nghĩ xem các hành trong thân của chúng ta đang tự hoạt động như:
tim đập, phổi hô hấp, bao tử nhồi bóp thực phẩm, ruột non, ruột gìa và da đang bài tiết, óc, thần kinh đang hoạt động, hơi thở ra vô liên tục. Thế mà người ta tập điều khiển làm cho các hành đều ngưng hoạt động, thì quý thầy và các con tự suy nghĩ đây không phải là việc dễ làm, dễ tu tập.
  Nếu tâm quý vị còn đắm nhiễm mùi tục lụy thế gian, còn thương ,còn ghét, còn giận hờn, còn ham muốn vật nầy, vật kia, còn ham thích nói chuyện đời, chuyện đạo, tranh luận hơn thua, chưa từ bỏ viễn ly, chắc chắn quý thầy và các con không thể làm được những chuyện vĩ đại nầy.
Giáo lý của Đức Phật đã vạch cho chúng ta thấy con đường tu tập rất rõ ràng. Bắt đầu phải diệt trừ ác pháp, lià tâm ham muốn, lấy nhân quả làm nòng cốt tu tập thiện pháp, khiến cho tâm xa lià và đoạn dứt thất kiết sử, ngũ triền cái. Lần lượt tu tập buông thả, lập hạnh bố thí, cúng dường, và còn trau dồi những đức nhẫn nhục, tuỳ thuận, bằng lòng trong mỗi đối tượng, mỗi hoàn cảnh. Nếu bước đầu tu tập đúng như vậy, quý thầy và các con sẽ ly dục, ly ác pháp một cách dễ dàng. Mà đã ly dục, ly ác pháp được thì tâm của quý vị sống trong gia đình được yên vui, hạnh phúc, chẳng ai làm gì động tâm được cả, luôn luôn lúc nào tâm của quý vị lúc nào cũng thanh thản, an lạc.
Khi thực hiện được giai đoạn ly dục, ly ác pháp, quý vị sẽ có được một tâm hồn giải thoát, an lạc, và một cuộc sống an vui, hạnh phúc. Nếu quý vị mãn nguyện nơi đây thì con đường tu hành của quý vị mới đi một phần ba đường. Quý vị muốn đi quãng đường còn lại của đạo Phật trong chiếc áo người cư sĩ, chắc chắn quý vị khó mà thực hiện được.
Giai đoạn chuyển tiếp từ chiếc áo người cư sĩ đến chiếc áo của người tu sĩ, quý vị phải xả bỏ hết tài sản của cải như ông Bàng Long Uẩn. Khi xả bỏ hết tài sản, của cải thì ta mới giải quyết tình cảm như thế nào để không còn bị trói buộc, thương nhớ. Đây là giai đoạn rất khó. Nếu cha mẹ, anh, chị em, vợ con đều thông suốt Phật pháp thì dễ dàng dứt áo ra đi bằng ngược lại thì khó khăn vô vàn. Đó là phần hình thức, đồng ý hay không đồng ý, còn về tình cảm của ta đối với những người này, liệu ta có thể dứt bỏ dễ dàng không? Muốn tìm con đường tu hành giải thoát mà không mạnh dạn dứt bỏ, không đủ nghị lực xa lìa những người thân thương, thì dù tu ngàn kiếp cũng chẳng tới đâu....
Có xa lìa được tài sản, có dứt khoác được tình cảm thì mới nhập được chánh định, bằng không thì chỉ là tu hình thức, chẳng bao giờ nếm được mùi vị của giải thoát. Từ cuộc sống đời bước sang cuộc sống đạo, toàn bộđều khác hẳn. Thế nên người tu muốn giải thoát mà không chuẩn bị sẵn sàng sẽ bị một cơn sốc nặng. Từđó về sau cuộc sống "đời chẳng ra đời, đạo chẳng ra đạo", sự tu hành cũng chẳng đi tới đâu, phí uổng một đời người, chẳng ích lợi gì cho mình, cho người.
Người nào vượt qua đoạn đường này, ví như cá vượt vũ môn. Xưa Trang Tử cùng một người bạn đứng xem người chài lưới cá. Có một con cá từ trong lưới đang kéo lên vọt thoát ra ngoài, Trang tử vỗ tay ca ngợi: "Hay! Một con cá khôn thật!" Người bạn hỏi: "Sao anh lại biết nó khôn?" Đáp: Tất cả những con cá khác đồng chung số phận sa lưới, mà không thấy mình sa lưới, không thấy sự nguy hiểm, tai hoạ, không thấy sự đau khổ mất mạng, không thấy trên dao, dưới nước sôi lửa bỏng, không thấy mất mạng như chỉ mành treo chuông. Chỉ trong chốc lác, thì than ôi, còn chi là sự sống. Cả một bầy cá mà chỉ có một con vượt ra khỏi, không phải là khôn sao?
Ai là người khôn, thấy được thân này là vô thường, là khổ, là vô ngã, thấy thân này là bất tịnh, uế nhiễm, hôi thúi bệnh tật, khổ đau, thấy những người thân quyến thuộc là nhân quả, là những vay nợ với nhau. Người ấy hiểu rằng không có chi là thường còn, vĩnh viễn, các pháp trong thế gian này không phải là của mình nữa, mà là do duyên hợp, là đau khổ, là trói buộc.
Người tu theo đạo Phật mà không thấy ba trường hợp quyết định số phận tu hành của mình thì dù có tu đến đâu cũng chẳng ra gì, chỉ là hình thức tu sĩ mà thôi.

PHÁP HÀNH

Bài "Vượt thoát Cuộc Sống Thế gian" là bài pháp dạy về "dứt bỏ". Muốn vượt thoát cuộc sống thế gian để trở thành người tu sĩ chân chánh, để trở thành bậc thánh nhân, bậc chân nhân, bậc giải thoát thì phải gan dạ đoạn dứt, dứt bỏ, từ giả, xa lìa, viễn ly tất cả các pháp thế gian:
1/. Xa lìa, từ bỏ, không trang điểm làm cho thân thểđẹp sang.
2/. Xa lìa, từ bỏ của cải, tài sản vật chất thế gian.
3/. Xa lìa, đoạn dứt tình cảm cha mẹ, vợ con, anh em chị em, thân bằng quyến thuộc...
Muốn dứt bỏđược ba trường hợp n ầy, quý vị phải trạch pháp, dùng pháp hướng như lý tác ý hàng ngày, phải đặt niệm trước mặt quán xét, suy tư:
Thân nầy là bất tịnh hôi thúi, có gì sang đẹp mà trang điểm. Hãy từ bỏ, viễn ly, không làm đẹp nữa.
Của cải, tài sản, vàng bạc, châu báu là những thứ làm ta đau khổ nhiều nhất, tai họa cũng từ đó mà sanh ra. Ta hãy xa lìa, tránh xa, khước từ, viễn ly như xa lìa loài rắn độc.
Cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, thân bằng, quyến thuộc, bạn bè đều do duyên nhân quả, nợ vay, vay nợ với nhau, chớ đâu có gì mà phải thương nhớ, phải ghét giận, phải khổ đau, phải mong ngóng. Ta hãy xả bỏ, đoạn dứt hết. (I/ 48-56)

SANH ĐÃ TẬN, PHẠM HẠNH ĐÃ XONG

Trong kinh Thập Nhị Nhân Duyên, Đức Phật đã dạy người mới vào tu , phải tu tập đoạn dứt duyên "sanh". Mười hai nhân duyên nối liền nhau như mắt xích sắt, duyên nầy có thì duyên có, duyên nầy diệt thì duyên kia diệt. Kinh nầy bắt đầu từ duyên Vô Minh.
1. Vì vô minh, không thấu rõ các pháp thế gian, lầm chấp chúng là thật có nên mới hành động chạy theo tâm ham muốn, sanh ra các pháp. Kinh dạy "Vô minh sanh hành" là như vậy.
2. Hành động theo lòng ham muốn dục lạc, chạy theo ái dục sanh ra thức, nên kinh dạy "Hành sanh ra thức".
3. Thức kết hợp noãn châu và tinh trùng sanh ra danh sắc, nện kinh gọi là "Thức sanh danh sắc".
4. Danh sắc là thân và tâm của con người, lần lần phát triển đầy đủ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; nên kinh gọi "Danh sắc sanh lục nhập".
5. Lục nhập giao tiếp với lục trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; nên kinh dạy "Lục nhập sanh ra xúc".
6. Xúc tạo ra sự va chạm êm ấm, ngọt bùi, khả hỷ, khả lạc, nên kinh dạy "Xúc sang ra thọ".
7. Thọ sanh ra cảm giác thích thú, cảm mến, giận hờn, nên kinh dạy "Thọ sanh ra ái".
8. Ái là yêu mến nên cố giữ lại, bảo thủ không muốn xa lìa; nên kinh dạy "Ái sanh ra thủ".
9. Thủ là giữ lại, không để cho mấy mát, nên kinh dạy "Thủ sanh ra hữu".
10. Hữu là có, có vật nầy, vật kia, có thân tứđại, thân ngũ uẩn, nên kinh dạy "Hữu sanh ra sanh".
11. Sanh phải nói đủ là sanh y. Sanh là của cải, tài sản vật chất, sự nghiệp, cha mẹ, vợ con, anh em, chị em,thân bằng quyến thuộc, bạn bè. Do đó, khi tài sản, của cải bị   mất thì sanh ra buồn rầu, bệnh, khổ, và chết. Cha mẹ, vợ con chết cũng sanh ra buồn rầu, đau khổ, nên kinh dạy "SANH sanh ra ưu bi, sầu khổ, bệnh chết".
12. Ưu bi, sầu khổ, bệnh, chết là duyên cuối cùng của mười hai duyên nầy, và thế giới khổđau hợp thành.
Sau khi quán xét mười hai nhân duyên, (cái nầy có thì cái kia có, cái này diệt thì cái kia diệt), và đã hiểu mười hai duyên này hợp lại thành thế giới đau khổ. Vậy nếu mười hai nhân duyên này rã tan thì thế giới hết khổ (hoại diệt). Muốn tránh khổ thì phải làm rã tan duyên nào trước?
Kinh điển Phát Triển và Thiền Đông Độ nhắm vào vô minh phá trước. Minh là Trí Tuệ. Muốn triển khai "Minh" Trí Tuệ, các nhà Đại Thừa và Thiền Đông Độ dùng pháp hành ức chế niệm thiện, niệm ác (Chẳng niệm thiện, niệm ác, bản lai diện mục hiện tiền). Do những pháp hành để triển khai trí tuệ như vậy, không ngờ đường tu tập ấy lại khai mở tưởng tuệ. Khi tưởng tuệđược khai mở thì lý luận các nhà Đại Thừa siêu việt, không tôn giáo nào tranh luận hơn được, nhất là lý Bát Nhã.
Do lý luận siêu việt, nó lại phá hoại Phật giáo chính gốc (Vô khổ, tập, diệt, đạo). Vì vậy Phật giáo chính gốc, không lý luận, tranh chấp, hơn thua, không có lý luận siêu việt. Chỉ dạy thẳng đời người là khổ, nguyên nhân sanh ra đau khổ, trạng thái tâm hết khổđau, và tám cách thức tu tập để diệt khổ. Những pháp hành nầy cụ thể để mọi người ai cũng tu được, cũng thực hiện được sự giải thoát, hết khổ.
Vì thế nên kinh điển Nguyên Thuỷ nhắm vào duyên "sanh" đểđoạn dứt ưu bi, sầu khổ, bệnh chết, nên kinh thường dạy: "Sanh đã tận, phạm hạnh mới xong".
Nếu một người tu tập quyết tìm đường giải thoát ra khỏi cuộc sống trần lao này thì phải buông xả như Phật và các bậc thánh tăng: không trang điểm, làm đẹp, của cải tài sãn bỏ sạch, cha mẹ, anh em, chị em, vợ con đều bỏ xuống hết như trong bài "Vượt Thoát" đã dạy. Đó là bứt tất cả sợi dây xiềng xích đang trói rất chặt mọi người. Chỉ có những bậc chân tu, thấy được nhân quả nên họđã mạnh dạn dứt bỏ sạch để vượt thoát cảnh đời thế tục.
Sự dứt bỏ, vượt thoát này không phải ai cũng làm được. Nói thì rất dễ, nhưng làm thì rất khó, người tầm thường không thể làm được. Trong kinh dạy rất đơn giản: "Sanh đã tận, phạm hạnh mới xong", hoặc "Duyên sanh dứt thì bệnh, tử, sầu khổ ưu bi dứt". Những danh từ nghe thì dễ dàng, nhưng đứng trước tài sản, của cải, châu báu, ngọc ngà, cùng cha mẹ, anh chị em, vợ con, mà xả bỏ, hay đoạn tận là một việc không phải dễ làm. Nếu không đoạn tận thì không thể thực hiện được con đường giải thoát của đạo Phật. Tại sao vậy?
Tại vì đạo Phật là đạo giải thoát mà không bứt được những sợi dây xiềng xích vô hình đó đang trói buộc thì làm sao gọi là giải thoát được?
Hiện giờ có những người đang tu theo đạo Phật, đời chẳng muốn bỏ mà đạo lại muốn thêm, hai tay đều nắm hết. Do đó cuộc sống tu hành, Đời chẳng ra Đời, Đạo chẳng ra Đạo. Các thầy và các cư sĩ tu hành như thế chẳng đi đến đâu, chỉ uổng công cho một đời tu, lấy Phật giáo làm danh, làm lợi cho cuộc sống thế tục.
Tu theo Phật giáo thì người tu phải dứt "Sanh Y". Có đoạn sanh y thì tâm mới dứt đau khổ. Tâm có giải thoát đau khổ thì tâm mới thanh tịnh. Tâm có thanh tịnh thì tâm mới nhập thiền định. Tâm nhập thiền định thì tâm mới làm chủđược sự sống chết.
Người không đoạn dứt sanh y không thể nào ly dục, ly ác pháp và nhập tứ thánh định được. Nếu không ly dục, ly ác pháp và nhập tứ thánh định được thì không còn pháp nào tu tập để tu tập làm chủ sanh tử và chấm dứt luân hồi.
Đường về xứ Phật không khó, nhưng khó cho những ai không muốn dứt bỏđời sống dục lạc và tình cảm thương mến ở thế gian. Pháp tu hành của đạo Phật không có gì huyền bí, kỳ   đặc. Chỉ cần hiểu rõ đời sống thế gian là khổ vô vàn và khổ muôn kiếp. Đời sống xuất thế gian là dứt khổ, hết khổ, chỉ một đời sống nầy nữa mà thôi. (I / 114-118)

THOÁT KHỎI TRẦN LAO VIỆC CHẲNG THƯỜNG

Duyên "sanh" có, thì duyên "ưu bi sầu khổ, bệnh, chết" có, nếu duyên sanh không thì duyên ưu bi sầu khổ cũng không. Như vậy, dứt duyên sanh thì ưu bi, sầu khổ bệnh chết sẽ dứt. Ưu bi, sầu khổ, bệnh, chết đoạn dứt là giải thoát, là niết bàn. Vậy muốn chấm dứt ưu bi sầu khổ, sanh tử luân hồi thì không còn cách nào khác hơn là phải đoạn dứt duyên sanh.
Con đường giải thoát duy nhất của đạo Phật bắt đầu tu tập để trở thành một vị tỳ kheo (tu sĩ) thì phải đoạn lìa sanh y. Nếu không đoạn lìa sanh y thì không thể nào thành tỳ kheo được. Vì vị Tỳ kheo là một tu sĩ đệ tử Phật. Sanh ở đây, quý thầy và các con phải hiểu là "sanh y". "Sanh" có nghĩa là sanh sống, cuộc sống, đời sống; "y" là nương tựa vào để sống, chớ không có nghĩa là "sanh đẻ", đản sanh như có một bài kinh Tương Ương đã giải thích. Do đó các nhà học giả theo nghĩa sanh đẻ, đản sanh mà giải thích "có sanh tức có tử" là không đúng nghĩa của kinh Thập Nhị Nhân Duyên. Đức Phật đã dạy duyên "sanh" chỉ là một duyên kết hợp với một duyên khác để tạo thành, sanh ra một con người, một thế giới đau khổ. Vậy làm cách nào để cho cho mười hai duyên nầy tan rã? Đọc hết giáo lý kinh Nguyên Thủy, ta thấy Đức Phật đã chọn duyên "sanh" làm vị trí cho chặng đường đầu tiên mà một vị tỳ kheo phải tu cho bằng được. Tỳ kheo mà không đoạn dứt được sanh y thì chưa phải là tỳ kheo, nghĩa là không phải là đệ tử xuất gia của đạo Phật.
Nếu chúng ta tu hành mà không đoạn dứt sanh y, còn tình cảm thương ghét, ngồi tại chùa mà tâm hướng về cha mẹ, vợ con, bạn bè, quyến thuộc, của cải, tài sản, v.v... nhớ nhung, thương tiếc thì làm sao mà tu hành giải thoát được? Hiện giờ, người nào cũng có hai tay, một tay thì ôm đời, còn một tay thì ôm đạo. Cũng giống như người đi thuyền, hai chân đứng trên hai chiếc thuyền. Đứng như vậy thì làm sao thuyền đi được? Nếu quý vị muốn tìm đường giải thoát ra khỏi cảnh khổ của cuộc đời thì quý vị phải bỏ tay đời, rồi dùng tay đó cùng với tay kia ôm chặt con đường đạo. Lúc bấy giờ quý vị sẽ thấy giải thoát ngay tức khắc. Đức phật đã dạy: "Dứt bỏ sanh y thì phạm hạnh mới xong". Lời dạy này rõ ràng và cụ thể, xác định dứt khoác "Có dứt bỏ thì có giải thoát".
Nếu chọn đạo làm con đường giải thoát kiếp sống lầm than đau khổ của mình, thì đạo có gian khổ cách nào ta cũng không chùn bước. Thà chết, chết trong đạo, chết trên bồ đoàn, chớ không thể chết dưới bồ đoàn. Chết trong sự giải thoát nhân quả, không thể chết trong tình cảm trói buộc gia đình, cha mẹ, vợ con ,anh, chị em, thân bằng quyến thuộc, v.v... Không thể chết vì của cải tài sản, sự nghiệp mà phải chết vì Đạo, vì sự chấm dứt đau khổ của đời người.
Người tu theo đạo Phật không còn làm ra tiền bạc nữa, cũng không còn cày ruộng, trồng rau để mà ăn. Ngày một bữa, đói xin cơm ăn, không xin tiền, khát xin nước uống, hoặc uống nước suối. Không có thuốc thang đành chịu, không than thân trách phận, không bỏ cuộc tu hành. Y áo rách thì xin y, áo mặc. Không có vẫn vui lòng chấp nhận để xả hết mọi pháp thế gian, để thoát ly những vật chất trói buộc làm khổđau con người muôn đời muôn kiếp.
Đời sống đạo phải hoàn toàn đoạn lìa, không còn mang một chút gì của đời trong tâm hồn thì sự tu hành mới dễ dàng. Đừng ngồi đây mà lo đời, nghĩ nhớ cái này, cái kia, hoặc lo toan thứ này thứ nọ.
Đối với Phật tử, họ chỉ là cái nhân để cho quý thầy tạo cái duyên tu hành cho họ về sau. Đừng khuyến khích cho họ xuất gia tu hành ngay liền bây giờ, hoăc bày vẻ, kêu gọi họ cúng dường, làm từ thiện, xây chùa, xây tháp, hoặc trai tăng, tứ sự vv ? Đó là biến họ trở thành sự trói buộc quý thầy. Cũng vì duyên cúng dường, xây chùa tháp, làm từ thiện, v.v...
mà quý thầy đã ngã quỵ trên đường tu hành của mình. Khi quý thầy làm trụ trì một ngôi chùa nào đó, hầu hết quý thầy ít bị gia đình trói buộc, mà bị Phật tử trói buộc. Họ cúng dường quý thầy cái nầy, để quý thầy thoả mãn nguyện vọng làm Phật sự thì họ cũng đòi hỏi quý thầy ở   cái kia, mặc dù cái kia không phải là giáo pháp của Phật, quý thầy cũng phải làm theo cho vừa lòng họ.
Người tu sĩ lìa khỏi cuộc sống thế gian thì lại bị sai khiến trong cuộc sống xuất thế gian. Chúng ta lià bỏđời đểđi tìm mục đích giải thoát, nhưng không khéo lại bị người đời sai khiến làm lệch đạo.
Vượt thoát cuộc sống thế gian là một việc làm khó, vượt thoát đời sống không đúng của đạo Phật lại càng khó hơn. Vì những điều lệch lạc và không đúng của đạo Phật đã ăn sâu vào tâm não của mọi người. Nó đã trở thành những phong tục, tập quán truyền thống sâu sắc trong đời sống dân gian (mượn danh là Phật giáo). Kinh sách Nguyên Thủy của Đức Phật dạy chúng ta tu hành rõ ràng, cụ thể bằng giấy trắng, mực đen ghi chép từ ngàn xưa để lại. Thế mà chúng ta lại không vượt qua những tà thiền, tà giáo của ngoại đạo đang mượn danh Phật giáo.
Bởi vậy muốn giải thoát cảnh lầm than thế tục, vượt thoát những tà thiền, tà giáo của ngoại đạo, ta phải noi gương người, buông xuống, buông xuống hết. Còn những pháp nào mà Ngài đã thực hiện và giải thoát được sanh tử thì chúng ta phải giữ lấy mà hành trì, không nên biếng trễ, để trở thành người giải thoát hoàn toàn. (I/119-125) ** Mục đích và đường lối tu hành của đạo Phật là diệt ngã, xả tâm, ly dục ly ác pháp. Cho nên những pháp tu tập đều nhắm vào việc ngăn ác, diệt ác, sanh khởi thiện, tăng trưởng thiện pháp, khiến cho tâm được an vui và thanh thản hoàn toàn. Đó là tâm thanh tịnh, tâm giải thoát, tâm không còn tham, sân, si, mạn, nghi che mờ, và không còn bị thất kiết sử trói buộc nữa. Đó là tâm bất động của đạo Giải Thoát và là thiền định của Đạo Phật. (VIII/218) ** Nếu con không hiểu như vậy mà cứở trong thất tu tập tỉnh thức trong cảnh tịnh, thì tỉnh thức kia là tỉnh thức tưởng sẽ rơi vào trạng thát tỉnh lặng tưởng, thì không thể nào giải thoát tâm con được, mà còn có thể đưa con đến tà thiền, tà định, như các Thầy Tổ của chúng ta đã bị lạc đường theo giáo pháp Đại Thừa từ xưa đến nay.
Con phải tỉnh thức ngay trong các đối tượng, thường sống chánh niệm để tâm con từ bỏ và viễn ly ác pháp... Giáo pháp Đại Thừa chỉ dạy cách thức tu tập không có pháp hành, thường lý luận suông bằng những danh từ, có khi rất trừu tượng, mơ hồ, viễn vông, thiêú thực tế, phi đạo đức khiến cho người tu tưởng mình đã giải thoát theo ngôn ngữ. Nhưng nào ngờ giải thoát đâu không thấy, chỉ thấy bỏ công lao tu tập, đến khi gặp việc gì thì tâm nào cũng còn tật nấy. Rốt cuộc chỉ bị lừa đảo bằng miệng lưỡi với những danh từ triết lý suông. (VIII/220) ** Người tu hành theo Đạo Phật phải hiểu lý của đạo cho rõ ràng, biết mục đích của đạo phải cụ thể, không được mơ hồ, trừu tượng; và còn phải biết cách tu tập cho đúng, phải nương theo mọi cảnh, mọi đối tượng, mọi sự việc xảy ra, phải biết giữ gìn tâm, phòng hộ tâm, mà còn phải biết tu đức hạnh, tuỳ thuận, nhẫn nhục, bằng lòng trước các đối tượng, hoàn cảnh và mọi sự việc để phòng giữ, xả tâm, diệt tâm, viễn ly và từ khước các ác pháp, v.v...
(VIII/221) ** Tu là buông xả sựưa thích, ham muốn trước cảnh, trước pháp.... Chúng ta phải xa lià ác pháp và lòng ham muốn. Nhờ đó tâm được tịnh và giải thoát ngay liền. Đó chính là thiền định chân chính của Đạo Phật. Còn không tu hành đúng như vậy là tu tập tà thiền ngoại đạo. (VIII/222)