Xả là buông bỏ, xa lià.
1/ Xả của cải là xả cái duyên tạo tội ác. Trong cuộc sống hàng ngày, vì mãi đua đòi hưởng thụ, con người cố gắng, bằng mọi cách, tích lũy tài sản, của cải. Trong quá trình tích luỹ thì con người không sao tránh khỏi làm điều ác, làm người khác đau khổ. Bởi vậy, người cư sĩ hiểu đạo thì “Thiểu dục tri túc”, ít muốn, biết đủ; còn tu sĩ thì “Cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, sống không gia đình, không nhà cửa”. Thế nên, xả của cải là bớt tạo tội, chứ không phải như trong Kinh Đại Thừa dạy sám hối, hoặc lạy Hồng Danh Chư Phật mà tiêu tai, hoạ trừ, vv .. … Đó là lời lừa đảo của Bà La Môn chứ không phải là lời Phật dạy.
2/ Xả lòng ham muốn của mình là lià tội ác. Do lòng tham mà tạo thành nghiệp lực; trong nghiệp lực có thiện và có ác, và đó cũng là nguyên nhân tái sanh luân hồi mãi mãi muôn đời. Cho nên Đức Phật dạy: “Không xả tâm tham thì nhân luân hồi không dứt”.
3/ Xả tội tức là dứt các nghiệp sanh tử. Ac pháp mà không ly, không chừa bỏ thì tội ác khó tránh, mà tội ác không tránh thì qủa khổ làm sao thoát? Quả khổ không thoát thì đời sống là đen tối, là địa ngục, là âm u.
Bởi vậy, xả tâm là một điều quan trọng nhất của Phật giáo. Nếu ai tu theo đạo Phật mà không xả tâm, cứ niệm Phật, tụng kinh, bái sám, ngồi thiền vv ….. .
thì tu muôn ngàn kiếp cũng chẳng đi về đâu, chỉ uổng cho một đời tu hành mà thôi.
(Phải xả lòng ham muốn, lìa xa ngũ dục –tiền tài, sắc dục, danh lợi, ăn uống, ngủ nghỉ – giữ gìn sáu căn không cho dính mắc sáu trần, mớt thật là buông xả).