Vậy Phật Bảo là gì?
PHẬT BẢO là một con người cũng bằng xương bằng thịt, cũng do cha mẹ sinh ra, và sinh ra cũng từ nơi bất tịnh, giống như chúng ta vậy, rồi cũng được nuôi lớn lên bằng sữa, cháo, cơm và thực phẩm. Khi lớn lên có vợ, có con như mọi người. Ngài cũng khổ đau vì bệnh tật, vì giận hờn, phiền não, v.v... Nhất là sau khi đi dạo ra ngoài bốn cửa thành, Trưởng Lão THÍCH THÔNG LẠC Ngài trông thấy bốn cảnh đời đau khổ của kiếp người:
- Cảnh thứ nhất: Thấy một ông lão già yếu run rẩy, chống gậy đi đứng một cách khó khăn.
- Cảnh thứ hai: Thấy một người bệnh đau khổ rên la, kêu khóc.
- Cảnh thứ ba: Thấy một người chết, mọi người thân đang kêu khóc thương tiếc.
- Cảnh thứ tư: Thấy một vị tu sĩ đi xin ăn tự tại thung dung.
Nhìn bốn cảnh này trong đời người quá đau khổ, Ngài nghĩ rằng: Rồi đây mình cũng vậy, cũng phải đi vào cảnh khổ này. Cảnh khổ này không một ai thoát khỏi do qui luật nhân quả, nên Ngài quyết định bỏ cuộc sống thế gian, chấp nhận cuộc sống tu sĩ, để đi tìm cho được phương pháp tu tập giải thoát và làm chủ bốn sự đau khổ của kiếp người (sanh, già, bệnh, chết). Ngài đã thành tựu sự giải thoát này. Ngài đã chứng đạt được chân lý của loài người. Vì thế, bài pháp đầu tiên Ngài thuyết giảng là Bốn Chân Lý (Tứ Diệu Đế), cho năm anh em Kiều Trần Như.
Đạo Phật ra đời với bốn chân lý này, đem lại cho loài người một chương trình giáo dục THỌ TAM QUY NGŨ GIỚI đào tạo con người đầy đủ đạo đức nhân bản - nhân quả làm người, sống không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai.
Từ bốn chân lý này, Ngài đã làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi tái sinh. Chúng ta cũng là con người; cũng do từ cha mẹ sanh ra như Ngài, Ngài làm được, chúng ta làm được; Ngài tu tập giải thoát, chúng ta cũng tu tập giải thoát được! Ngài làm được bất cứ việc gì thì chúng ta cũng làm được tất cả những việc như thế. Vì Ngài là con người, chúng ta cũng là con người. Do lòng tin nơi con người quyết liệt như vậy, thì không có việc gì mà chúng ta không thành công. Phải không quý phật tử?
Do lòng tin Phật là con người thật, chứ không phải là một đấng Thánh, Thần, Bồ tát từ cõi nào đến đây. Nếu Ngài là một bậc Thánh (Bồ tát), từ cõi nào đến trái đất của chúng ta như trong kinh sách phát triển đã dạy: Khi Ngài mới sanh ra, liền đi bảy bước có bảy bông sen đỡ chân, và đưa tay chỉ trời, chỉ đất mà nói rằng: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”. Có nghĩa là: “Trên trời dưới trời, Ta là người duy nhất”. Như vậy rõ ràng Ngài là người đã chứng đạo, chứ không phải Ngài là một con người phàm phu giống như chúng ta. Cho nên, nếu Ngài là người đã Trưởng Lão THÍCH THÔNG LẠC tu chứng đạo và đến đây để độ chúng ta, thì chắc chắn chúng ta không thể tu tập làm chủ được như Ngài. Bởi vì Ngài là những bậc Thánh Thần.
Sự thật không phải vậy. Kinh sách phát triển thường huyền thoại qua câu chuyện Thần Thánh hoá đức Phật. Một con người sinh ra như một Thánh nhân mà sau này phải 6 năm khổ hạnh, phải tu tập theo những pháp môn của ngoại đạo. Như vậy rõ ràng chúng ta biết chắc rằng: Người đời sau đã huyền thoại một cách quá trớn, không đúng sự thật, dựng lên một đấng Giáo chủ ảo huyền.
Suốt sáu năm trời tu tập, Ngài cũng không hiểu pháp nào là chánh pháp và pháp nào là tà pháp. Cho nên cuộc đời của Ngài cũng phải trải qua sự học và tu tập rất nhiều pháp môn của ngoại đạo.
Sáu năm khổ hạnh với các pháp môn của ngoại đạo, Ngài tu tập gần như sắp chết, như trong kinh sách nói rằng: “Khi đức Phật khổ hạnh sống ăn rất ít, do đó Ngài chỉ còn bộ xương bọc da, sờ da bụng đụng xương sống, sờ xương sống đụng da bụng”. Cho nên chúng ta xét thấy lời nói này có khi quá trớn. Nếu mà chúng ta sờ da bụng đụng xương sống, sờ THỌ TAM QUY NGŨ GIỚI xương sống đụng da bụng thì chắc chắn không thể sống nổi.
Chúng ta biết rằng: Đức Phật có khổ hạnh tối đa, nhưng không thái quá như các Tổ đã kết tập kinh có phần thêm bớt. Ngài là một người có trí tuệ sáng suốt, có thể lực mạnh mẽ và một nghị lực phi thường khi tu khổ hạnh cũng như tu tập hơi thở. Chúng ta nhận xét điều này không lầm.
Sáu năm tu tập khổ hạnh, Ngài không tìm ra được sự giải thoát, nên bỏ tất cả các pháp môn của ngoại đạo và tự tìm ra một giáo pháp riêng cho mình, và Ngài đã tìm thấy được chân lý, một con đường giải thoát thật sự. Vì thương tưởng chúng sanh, Ngài truyền lại cho chúng ta ngày nay.
Cho nên Phật Bảo là một con người thật, con người cũng như chúng ta, chứ không phải là con người ở cõi trời Đâu Xuất đến đây. Do lòng tin sự chân thật này, chúng ta tin chắc rằng chúng ta là những con người thì phải thực hiện được sự giải thoát này, không có khó khăn.
Do lòng tin chân thật của chúng ta khi nhận xét đúng đức Phật là con người thật, vì thế lòng tin ấy không còn ai thay đổi được.
Cho nên, một đấng Giáo chủ là người đã Trưởng Lão THÍCH THÔNG LẠC chứng đạo ở cõi giới nào đến đây truyền đạo, thì điều đó chắc chắn chúng ta sẽ không tin theo đấng Giáo chủ đó.
Đọc lịch sử thế giới chúng ta biết chắc trên hành tinh sống này, chỉ có một con người thật, là người nước Ấn Độ, đi tu, bỏ ngai vàng, danh lợi, bỏ vợ, bỏ con, rồi tu thành Phật. Sau này mọi người cung kính tôn trọng Ngài mới thành lập ra tôn giáo Phật giáo, chứ Ngài không có ý đồ đó. Một tôn giáo Phật giáo, trên đầu mọi người tín đồ không có Thần Thánh, không có Đấng Sáng Tạo, không có Đấng Vạn Năng và cũng không có Đấng Cứu Thế. Vì vậy mọi người tu hành theo Phật giáo đều phải tự lực cứu mình, chứ không nhờ vào tha lực của ai cả.
Ngày nay có những hệ phái Phật giáo tràn đầy tha lực thần quyền, thiếu thực tế, khiến cho chúng ta mất niềm tin, chỉ vì ở chỗ cúng tế lạy lễ, mang đầy hình thức mê tín dị đoan.
Cho nên chúng ta phải trở về cội nguồn tự lực của Phật giáo chân chánh Nguyên Thủy.
Trở về cội nguồn tự lực của Phật giáo chân chánh Nguyên Thủy, tức là trở về với đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trở về với đức Phật Thích Ca Mâu Ni là QUY Y PHẬT BẢO.
THỌ TAM QUY NGŨ GIỚI Hôm nay quý phật tử đã hiểu đức Phật nào mà quý vị chọn quy y. Chỉ có đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngoài đức Phật Thích Ca Mâu Ni thì không có một vị Phật nào xứng đáng cho quý vị quy y. Vậy quý vị chắp tay lên trước ngực, hướng về tượng Phật thầm nguyện xin quy y với Ngài. Sau khi thầm nguyện xong, quý vị đảnh lễ Ngài một lạy.